Giải SBT Sinh học 10 trang 61 Kết nối tri thức

Với Giải SBT Sinh học 10 trang 61 trong Chương 5: Chu kì tế bào và phân bào Sách bài tập Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh học 10 trang 61.

Bài 16 trang 61 SBT Sinh học 10: Hãy viết một đoạn văn ngắn mô tả cơ chế phát sinh bệnh ung thư.

Lời giải:

Cơ chế phát sinh bệnh ung thư:

- Có hai nhóm gene chính mà khi chúng chính mà khi chúng đột biến sẽ khiến con người bị bệnh ung thư. Một nhóm gene được gọi là gene gây ung thư, nếu gen này bị đột biến làm tăng lượng yếu tố sinh trưởng khiến tế bào phân chia một cách bất thường thì gene đột biến lúc đó được gọi là gene ung thư. Nhóm gene thứ hai được gọi là gene ức chế khối u, bình thường sản phẩm các gene này có chức năng kìm hãm các tế bào của cơ thể không phân chia quá mức cần thiết. Khi đột biến, chúng không ngăn chặn được tế bào phân chia quá mức thì khối u sẽ xuất hiện. Khối u được hình thành và chỉ nằm yên ở một vị trí nhất định trong cơ thể thì được gọi là u lành tính. Nếu u lành tính đó lại tiếp tục bị đột biến khiến một số tế bào của khối u bị biến dạng và tách rời khỏi mô chui vào trong mạch màu đi tới các bộ phận khác của cơ thể hình thành nên các khối u mới thì những tế bào khối u đó được gọi là tế bào u ác tính hay ung thư.

Bài 17 trang 61 SBT Sinh học 10: Hãy nêu các tác nhân gây ung thư và cách phòng tránh bệnh ung thư.

Lời giải:

- Các tác nhân gây ung thư:

+ Tác nhân gây đột biến: như các chất hóa học, rượu bia, thuốc lá, các chất độc hại, các tác nhân vật lý như tia phóng xạ, tia cực tím,…

+ Tác nhân sinh học: như virus, vi khuẩn.

- Cách phòng tránh bệnh ung thư:

+ Hạn chế tiếp xúc tối đa với các tác nhân gây đột biến, tránh xa khói thuốc, tia phóng xạ, không nên tiếp xúc quá mức với tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời.

+ Tránh tiếp xúc với các virus gây bệnh ung thư cũng như cần chữa trị triệt để các bệnh do virus.

+ Cần có chế độ ăn uống hợp lý như giảm chất béo động vật, ăn nhiều rau quả, thường xuyên tập thể dục thể thao, tăng cường sức đề kháng.

Bài 18 trang 61 SBT Sinh học 10: Các biện pháp chữa bệnh ung thư hiện nay là gì?

Lời giải:

- Các biện pháp chữa bệnh ung thư hiện nay bao gồm:

+ Phẫu thuật cắt bỏ khối u, chiếu xạ hoặc sử dụng hóa chất tiêu diệt các tế bào khối u.

+ Dùng tế bào gốc để hỗ trợ quá trình điều trị khối u, sử dụng liệu pháp miễn dịch tăng cường khả năng đề kháng cùng một số biện pháp khác.

Bài 19 trang 61 SBT Sinh học 10: Tại sao các khối u thường tiêu thụ nhiều glucose hơn các mô bình thường?

Lời giải:

- Các khối u thường tiêu thụ glucose hơn các mô bình thường vì:

+ Các tế bào khối u thay đổi sự trao đổi chất của chúng để duy trì sự tăng sinh không kiếm soát và tồn tại, nhưng sự biến đổi này khiến chúng phụ thuộc vào việc cung cấp liên tục các chất dinh dưỡng và năng lượng. Vì vậy, các tế bào khối u tiêu thụ glucose cao hơn các mô bình thường.

Bài 20 trang 61 SBT Sinh học 10: Khi các nhà khoa học nuôi cấy tế bào sợi bình thường của người trong đĩa Petri trong môi trường nhân tạo thì các tế bào phân chia thành một lớp tế bào cho tới khi phủ kín toàn bộ bề mặt đĩa Petri thì dừng phân bào. Trong khi đó, nếu nuôi cấy các tế bào ung thư thì chúng phân chia thành nhiều lớp chồng lên nhau. Từ kết quả nghiên cứu, họ rút ra kết luận là tế bào bình thường có các thụ thể giúp chúng nhận biết được sự có mặt của tế bào nằm sát bên và khi cảm thấy không còn không gian trống xung quanh thì chúng dừng phân chia tế bào. Nếu giả thuyết này là đúng thì theo em, tế bào ung thư bị đột biến gene làm hỏng bộ phận nào của tế bào? Làm thế nào có thể kiểm chứng được giả thuyết của em?

Lời giải:

- Nếu giả thuyết này đúng, thì tế bào ung thư bị đột biến gene đã bị hỏng bộ phận truyền tin của tế bào. Các tế bào ung thư bị hỏng cơ chế tiếp xúc nên số lượng tế bào đông đúc vẫn không ức chế sự phân bào. Khi đó tế bào vẫn phân chia tạo thành nhiều lớp chồng lên nhau trong khi các tế bào bình thường chỉ phân chia cho tới khi chúng chiếm hết diện tích bề mặt và dừng lại khi tiếp xúc trực tiếp với các tế bào bên cạnh.

- Kiểm chứng giả thuyết: 

Bài 21 trang 61 SBT Sinh học 10: Sự tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng trong kì đầu và kì giữa của giảm phân I có ý nghĩa gì?

Lời giải:

- Ý nghĩa của sự tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng trong kì đầu và kì giữa của giảm phân I:

Sự tiếp hợp của các nhiễm sắc thể kép tương đồng có thể diễn ra sự trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc tử không chị em. Sự trao đổi những đoạn tương ứng trong cặp tương đồng đưa đến sự hoán vị của các gen tương ứng. 

+ Do đó, tạo ra sự tái tổ hợp của các gen không tương ứng. Đó là cơ sở để tạo ra các giao tử khác nhau về tổ hợp nhiễm sắc thể, cung cấp nguyên liệu phong phú cho quá trình tiến hóa và chọn giống.

Bài 22 trang 61 SBT Sinh học 10: Các tế bào của cơ thể ong đực đều là đơn bội (n). Theo em, ở ong đực có xảy ra giảm phân hình thành nên các tinh trùng không? Giải thích.

Lời giải:

Nội dung đang được cập nhật

Bài 23 trang 61 SBT Sinh học 10: Các nhà khoa học cho rằng, để tế bào vượt qua được điểm kiểm soát nhất định trong chu kì tế bào thì trong tế bào chất phải có chất điều hòa đặc hiệu cho từng điểm kiểm soát. Để kiểm chứng giả thuyết, người ta tiến hành dung hợp tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân với tế bào đang ở giai đoạn G1 của kì trung gian. Kết quả thu được như thế nào thì được coi là ủng hộ giả thuyết?

Lời giải:

- Tiến hành dung hợp tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân với tế bào đang ở giai đoạn G1 của kì trung gian, kết quả cho thấy tế bào đang ở pha G1 chuyển sang qua M. Kết quả này chứng tỏ các chất có trong tế bào chất của các tế bào ở pha M đã điều khiển tế bào của pha G1 tiến tới pha M.

Bài 24 trang 61 SBT Sinh học 10: Khi DNA của tế bào bị tổn thương sẽ tạo ra tín hiệu làm hoạt hóa protein p53. Protein này hoạt động dẫn đến làm ngừng chu kì tế bào để các enzyme có thể tiến hành sửa chữa những sai sót trong DNA rồi mới cho tế bào đi tiếp sang giai đoạn sau của chu kì tế bào. Nếu các sai sót không thể sửa chữa được, protein p53 sẽ kích hoạt tế bào tự chết theo chương trình. Điều gì sẽ xảy ra nếu tế bào bị đột biến gen p53 khiến không tạo ra hoặc tạo ra protein p53 không có hoạt tính?

Lời giải:

- Nếu tế bào bị đột biến gen p53 khiến không tạo ra hoặc tạo ra protein p53 không có hoạt tính. Khi đó protein p53 sẽ không thể ngăn chặn được tế bào phân chia quá mức hoặc không kích hoạt được tế bào chết tự nhiên theo chương trình. Tế bào có DNA bị đột biến sẽ tiếp tục phân chia và tích lũy thêm nhiều đột biến khác, làm tăng khả năng phân chia của tế bào dẫn đến sự xuất hiện của khối u. 

Lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Chương 5: Chu kì tế bào và phân bào Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác