SBT Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức Bài tập 6 trang 23
Bài tập 6 trang 23 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Đọc từ câu “Giờ đây chúng ta đang đứng ở ngã tư của sự sinh tồn!” đến “những người bình thường nhất có thể phát triển khả năng phục hồi cần thiết để sống qua được những tổn hại mà các khí phát thải đó gây ra” trong văn bản Biến đổi khí hậu - mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta của An-tô-ni-ô Gu-tê-rét (SGK, tr. 73 – 74) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1 trang 23 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Trả lời:
Nội dung chính của đoạn trích là: Những giải pháp cấp bách mà tất cả các quốc gia trên thế giới cần thực hiện để ứng phó với biến đổi khí hậu một cách kịp thời và hiệu quả.
Câu 2 trang 23 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Qua đoạn trích, em có thể nhận thấy những điều gì ở người viết?
Trả lời:
Qua đoạn trích, có thể thấy người viết là một người có vị thế quan trọng, có trách nhiệm, có tầm bao quát và hiểu biết sâu sắc về vấn đề sống còn của đời sống nhân loại, có khả năng nêu lên những giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề.
Trả lời:
Để giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, theo tác giả, cần tiến hành một số giải pháp:
– Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo vì đó là một hướng đi có triển vọng.
– Phải nhận thức cho đúng rằng, các hành động cần tiến hành để ứng phó với biến đổi khí hậu không chỉ thuộc về khoa học mà còn là vấn đề thuộc phạm trù đạo đức. Các quốc gia giàu phải cắt giảm lượng khí thải và cần có trách nhiệm nhiều hơn, bởi vì sự phát triển kinh tế của họ chủ yếu là do sản xuất công nghiệp - một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà các quốc gia nghèo phải hứng chịu nhiều nhất.
Trả lời:
Khi bàn luận về vấn đề, tác giả đã thể hiện thái độ bằng cách:
– Kêu gọi trách nhiệm, lương tâm và sự công bằng mà các quốc gia giàu nhất thiết phải có.
– Bày tỏ sự thông cảm sâu sắc đối với các quốc gia nghèo cũng như những tầng lớp người phải gánh chịu những tác động nặng nề khi thảm hoạ do biến đổi khí hậu xảy ra.
Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu trên thuộc loại câu gì? Em dựa vào đâu để xác định như vậy?
Trả lời:
Về ngữ pháp, câu đã cho thuộc loại câu ghép đẳng lập. Căn cứ để xác định là câu đó có hai cụm chủ ngữ – vị ngữ, các cụm chủ ngữ – vị ngữ đó có mối quan hệ đồng đẳng.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 8: Tiếng nói của lương tri hay khác:
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT