SBT Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức Bài tập 1 trang 20

Bài tập 1 trang 20 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Đọc từ câu “Chúng ta đang ở đâu?” đến “không có một đứa con nào của tài năng con người lại có một tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vận mệnh thế giới” trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình của G. G. Mác-két (SGK, tr. 68) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 20 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Đây có phải là đoạn văn mở đầu bài phát biểu của tác giả không? Em dựa vào đâu để nhận biết điều đó?

Trả lời:

Đây không phải là đoạn văn mở đầu bài phát biểu, vì dấu [...] ở đầu đoạn cho biết có phần trước đó đã bị lược.

Câu 2 trang 20 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Hãy tóm lược nội dung của đoạn văn bằng một câu.

Trả lời:

Nội dung của đoạn văn có thể tóm lược bằng một câu: Vũ khí hạt nhân đã trở thành một hiểm hoạ tiềm tàng, đe doạ huỷ diệt toàn bộ Trái Đất.

Câu 3 trang 20 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Câu “Hôm nay ngày 8 – 8 – 1986, hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh.” là câu thể hiện thông tin khách quan hay ý kiến chủ quan? Dấu hiệu nào trong câu giúp em nhận biết điều đó?

Trả lời:

- Câu “Hôm nay ngày 8 – 8 – 1986, hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh.” là câu thể hiện thông tin khách quan.

- Có thể khẳng định như vậy bởi câu văn nói đến thời gian cụ thể, đồng thời sử dụng các số liệu chính xác, có thể kiểm chứng được.

Câu 4 trang 20 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Không có một ngành khoa học hay công nghiệp nào có được những tiến bộ nhanh ghê gớm như ngành công nghiệp hạt nhân kể từ khi nó ra đời cách đây 41 năm, không có một đứa con nào của tài năng con người lại có một tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vận mệnh thế giới.

Câu văn trên có nhằm thể hiện thông tin khách quan không? Vì sao em khẳng định như vậy?

Trả lời:

Câu “Không có một ngành khoa học hay công nghiệp nào có được những tiến bộ nhanh ghê gớm như ngành công nghiệp hạt nhân kể từ khi nó ra đời cách đây 41 năm, không có một đứa con nào của tài năng con người lại có một tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vận mệnh thế giới.” không nhằm thể hiện khẳng định như vậy là vì câu văn thể hiện những nhận định, đánh giá của thông tin khách quan, mà đó là ý kiến chủ quan của người viết. Sở dĩ có thể người viết, xuất phát từ suy nghĩ sâu sắc về tình hình chạy đua vũ khí hạt nhân giữa các cường quốc trên thế giới.

Câu 5 trang 20 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Em hãy đặt một câu có sử dụng điển tích thanh gươm Đa-mô-clét.

Trả lời:

Ví dụ: Ngày nay, kho vũ khí hạt nhân của các cường quốc chưa được cắt giảm, điều đó có nghĩa “thanh gươm Đa-mô-clét” vẫn còn treo lơ lửng trên đầu nhân loại.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 8: Tiếng nói của lương tri hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác