SBT Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức Bài tập 5 trang 28

Bài tập 5 trang 28 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Đọc lại văn bản Tình sông núi (đoạn từ ... Tôi lim dim cặp mắt đến Tiếng thoi nghe dội rộn ràng vách nghiêng) trong SGK (tr. 102 – 103) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 28 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Bức tranh non nước trong đoạn thơ đã được vẽ bằng các đường nét, màu sắc và âm thanh như thế nào?

Trả lời:

Cần hình dung được nét vẽ phóng khoáng vớ hình thể sông núi với các đối tượng cụ thể hiện ra vừa chập chùng, vừa bất ngát; nhận ra bản hoà sắc của màu xanh có điểm xuyết màu vàng sống động nghe được tiếng thở dập dồn, phấn khích của nhà thơ hoa với tiếng lách cách rộn ràng của thoi đưa, tiếng reo trong trẻo của những giọt nước rơi xuống khí chiếc gàu được kéo từ giếng lên.

Câu 2 trang 28 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Hãy diễn tả bằng văn xuôi ý thơ được thể hiện trong hai câu: Gầu nước gieo vàng/ Tiếng thoi nghe dội rộn ràng vách nghiêng.

Trả lời:

– Câu thứ nhất không chỉ vẽ động tác (gieo – thả xuống, buông xuống, rơi xuống mà còn diễn tả được âm thanh (tiếng nước như tiếng vang rơi vang ngắn). Thậm chí, câu thơ còn gợi được sắc vàng nếu người đọc liên tưởng tới hai câu thơ của Bàng Bá Lân: Hỡi có tát nước bên đang, sao có lại múc trắng vàng để đi? (Tiếng hát trong trắng). Theo đó, có thể hình dung vàng ở đây là màu vàng của những vòng sóng đẫm ánh trăng toả lan trong lòng giếng khi chiếc gàu chạm vào mặt nước hay màu vàng của dòng nước lung linh rơi xuống từ chiếc gàu đầy. Rõ ràng, đây là một câu thơ đa nghĩa, trong đó hai từ gieo và vàng có thể được hiểu khác nhau tuỳ cảm nhận của mỗi người.

– Câu thứ hai vừa tái hiện được âm thanh sống động (dội) lại vừa tả được dáng nét nghiêng nghiêng của tấm vách. Thực ra, từ nghiêng không chỉ có giá trị tạo hình. Nó còn thể hiện được cảm giác ngất ngây của nhà thơ khí nghe trong không gian đầy ắp những tiếng động quen thuộc, biểu thị một cuộc sống thanh bình. Hai từ dội và nghiêng đều có thể được xem là “thi nhãn”.

Câu 3 trang 28 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Câu “Tôi lim dim cặp mắt” có đơn thuần miêu tả dáng vẻ bề ngoài của nhà thơ hay không? Vì sao? Có thể nói điều gì về trạng thái cảm xúc của nhà thơ được thể hiện qua hình ảnh đó?

Trả lời:

Câu “Tôi lim dim cặp mắt” không đơn thuần miêu tả dáng vẻ bề ngoài của nhà thơ mà còn thể hiện được tình cảm, trạng thái cảm xúc. Đó là cảm xúc mơ màng, đắm đuối, ngây ngất.

Câu 4 trang 28 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Xác định các vị trí có gieo vần trong đoạn thơ và nêu nhận xét về cách sử dụng vần của tác giả.

Trả lời:

- Những vị trí có gieo vần: mắt – đẹp, giàu – đèo, khoai – chài – người, ngang – vàng – ràng.

- Bài thơ Tình sông núi được viết theo thể tự do, không bắt buộc phải gieo vần. Tuy nhiên, tác giả vẫn dùng vần một cách phóng túng (không theo mô hình cố định, dùng cả vần chính và vần thông để tạo nhạc tính và tăng cường sự liên kết bên trong cho tác phẩm.

Câu 5 trang 28 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Chỉ ra cặp câu lục bát biến thể có trong đoạn thơ và phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng hình thức lục bát biến thể ở đây.

Trả lời:

Cặp lục bát biến thể:

Mấy sông là mấy vạn chài

Ngựa xe rào rạt đổ người sang ngang.

Gầu nước gieo vàng

Tiếng thoi nghe dội rộn ràng vách nghiêng.

Tác dụng: Tăng tính nhịp điệu, thể hiện cảm xúc của tác giả.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 9: Đi và suy ngẫm hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác