SBT Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức Bài tập 5 trang 19

Bài tập 5 trang 19 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

KIỀU NGUYỆT NGA CẢM TẠ LỤC VÂN TIÊN

Thưa rằng: “Tiện thiếp đi đường,

Chẳng hay quân tử quê hương nơi nào?

Phút nghe lời nói thanh tao,

Vân Tiên hả nỡ lòng nào phui pha

“Đông Thành vốn thiệt quê ta,

Họ là Lục thị tên là Vân Tiên”

Nguyệt Nga vốn đấng thuyền quyên

Tai nghe lời nói tay liền rút trâm.

Thưa rằng: “Nay gặp tri âm,

Xin đưa một vật để cầm làm tin”.

Vân Tiên ngơ mặt chẳng nhìn,

Nguyệt Nga liếc thấy lòng thìn nết na

“Vật chi một chút gọi là,

Thiếp thưa chưa dứt chàng đà làm ngơ.

Của này là của vất vơ,

Lòng chê cũng phải mặt ngơ sao đành”

Vân Tiên khó nỗi làm thinh,

Chữ ân buộc lại chữ tình lây dây”.

Than rằng: “Đó khéo trêu đây,

Ơn kia đã mấy của nầy rất sang.

Đương khi gặp gỡ giữa đàng,

Một lời cũng nhớ ngàn vàng chẳng phai.

Nhớ câu trọng nghĩa khinh tài,

Nào ai chịu lấy của ai làm gì”.

Thưa rằng: “Chút phận nữ nhi,

Vốn chưa biết lẽ có khi mất lòng.

Ai dè những đấng anh hùng,

Thấy trâm thôi lại thẹn thùng cùng trâm

Riêng than: “Trâm hỡi là trâm,

Vô duyên chi bấy ai cầm mà mơ.

Đưa trâm chàng đã làm ngơ,

Thiếp xin đưa một bài thơ giã từ

[...]

Vân Tiên từ giã phản hồi,

Nguyệt Nga than thở: “Tình ôi là tình!

Nghĩ mình mà ngán cho mình,

Nỗi ân chưa trả nỗi tình lại vương.

Nặng nề hai chữ uyên ương,

Chuỗi sầu ai khéo vấn vương vào lòng.

Nguyện cùng Nguyệt lão hỡi ông,

Trăm năm cho vẹn chữ tòng mới an.

Hữu tình chi bấy Ngưu Lang,

Tấm lòng Chức Nữ vì chàng mà nghiêng.

Thôi thôi em hỡi Kim Liên,

Đẩy xe cho chị qua miền Hà Khê”.

(Theo Nguyễn Đình Chiểu toàn tập, tập I, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1980, tr. 100 – 102)

Câu 1 trang 21 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Tóm tắt nội dung của đoạn trích.

Trả lời:

Nội dung đoạn trích:

– Kiều Nguyệt Nga cảm tạ và tặng Lục Vân Tiên cây trâm nhưng chàng từ chối.

– Kiều Nguyệt Nga xin được làm thơ tặng Lục Vân Tiên để từ biệt.

– Kiều Nguyệt Nga tương tư Lục Vân Tiên.

Câu 2 trang 21 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Hãy chỉ ra đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời nhân vật.

Trả lời:

- Lời người kể chuyện: “Phút nghe lời nói thanh tao/ Vân Tiên hả nỡ lòng nào phui pha”; “Nguyệt Nga vốn đang thuyền quyên/ Tai nghe lời nói tay liền rút trầm”.

- Lời nhân vật: “... Nay gặp tri âm/Xin đưa một vật để cầm làm tin” (Kiều Nguyệt Nga); “Nhớ câu trọng nghĩa khinh tài/ Nào ai chịu lấy của ai làm gì” (Lục Vân Tiên)...

Câu 3 trang 21 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Kẻ bảng (vào vở) theo mẫu sau và điền thông tin phù hợp vào các ô trống:

LỜI NHÂN VẬT KIỀU NGUYỆT NGA

STT

Lời đối thoại

Lời độc thoại

1

Trả lời:

LỜI NHÂN VẬT KIỀU NGUYỆT NGA

Lời đối thoại

Lời độc thoại

“Vật chi một chút gọi là/ Thiếp thưa chưa dứt chàng đã làm ngơ”

- Riêng than: “Trâm hỡi là trâm/ Vô duyên chi bấy ai cầm mà mơ”

Câu 4 trang 21 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Trong đoạn trích, nhân vật Lục Vân Tiên chủ yếu được khắc hoạ bằng các chi tiết nào? Ấn tượng nổi bật của em về nhân vật là gì?

Trả lời:

Trong đoạn trích, nhân vật Lục Vân Tiên chủ yếu được khắc hoạ qua lời đối thoại. Khi nêu cảm nhận chung về nhân vật, cần lưu ý những phẩm chất nổi bật như: tinh thần hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài,...

Câu 5 trang 21 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Kiều Nguyệt Nga được thể hiện trong 12 dòng thơ cuối.

Trả lời:

- Tâm sự ngổn ngang, bối rối: “Nỗi ân chưa trả nỗi tình lại vương” – chưa báo đáp được ơn cứu mạng của Lục Vân Tiên thì đã đem lòng yêu thương chàng.

- Tình cảm yêu thương, gắn bó và giấc mơ thành đôi lứa: “Trăm năm cho vẹn chữ tòng mới an/ Hữu tình chi bấy Ngưu Lang/ Tấm lòng Chức Nữ vì chàng mà nghiêng”.

Câu 6 trang 21 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả trong đoạn trích.

Trả lời:

- Nhân vật chủ yếu được khắc họa qua các chi tiết miêu tả lời nói và cử chỉ, hành động.

- Lời nhân vật, đặc biệt là lời độc thoại, đã thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ và đặc điểm tính cách của nhân vật.

Câu 7 trang 21 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ in đậm:

Nặng nề hai chữ uyên ương,

Chuỗi sầu ai khéo vấn vương vào lòng.

Trả lời:

- Biện pháp tu từ: đảo ngữ

- Tác dụng: Thể hiện giá trị thể hiện tình yêu vừa nảy nở mà đã mãnh liệt, sâu sắc trong trái tim Kiều Nguyệt Nga.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 3: Hồn nước nằm trong tiếng mẹ cha hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác