SBT Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức Bài tập 3 trang 14
Bài tập 3 trang 14 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Đọc bài thơ Cánh đồng thơ ấu của Dương Kiều Minh và trả lời các câu hỏi:
Ở giữa cánh đồng của mẹ
trong chiếc nôi màu thiên thanh
Mơ mơ cánh đồng thơ ấu
không không không cả bóng người
không bước chân ngày ngây dại
cậu bé bây giờ về nơi?
Em đấy, em cười, thôn nữ
chào ta như thể quen rồi
chốn này đâu là ta nữa
cánh đồng cậu bé ấy thôi!
Kia đôi nhân tình gần khuất
kia chiếc cầu cong thảnh thơi
kia những hàng cây thân trắng
kia toà nhà cổ im lời
Đấy cánh đồng ngày thơ ấu
ta chỉ như là khách thôi
tất cả kia là cậu bé
chìm trong mờ ảo sắc trời
(Thơ Dương Kiều Minh, NXB Văn học, Hà Nội, 2011, tr. 33)
Trả lời:
- Bài thơ viết theo thể thơ sáu chữ.
- Căn cứ để xác định thể thơ:
+ Mỗi dòng thơ có 6 chữ (tiếng).
+ Bài thơ sử dụng vần chân, vần cách: người – nơi, rồi – thôi, thơi – lời.
+ Nhịp thơ linh hoạt: 2/2/2, 3/3, 1/2/3 và 1/3/2.
Trả lời:
– Trong hai khổ thơ đầu, cánh đồng thời thơ ấu hiện lên trong kí ức của “ta” như thuở khởi nguyên:
+ Cánh đồng ấy được bao quanh bởi một màu thiên thanh. Biện pháp tu từ ẩn dụ ví bầu trời với chiếc nôi gợi lên hình ảnh cánh đồng nằm thảnh thơi trong chiếc nôi bầu trời xanh biếc.
+ Cánh đồng ấy vắng vẻ không một bóng người, cũng tuyệt không một dấu chân người qua lại. Biện pháp tu từ điệp ngữ (không không không cả bóng người; không bước chân) đã làm nổi bật không gian vắng lặng, tịch mịch, sâu thẳm của cánh đồng. Đồng thời, nó cũng gợi lên một thế giới tâm hồn trong trẻo, ngây thơ của cậu bé – “ta” thuở ấu thơ.
– “Ta” dành cho cánh đồng thơ ấu một tình cảm nhớ thương, luyến tiếc. Tình cảm ấy được thể hiện qua biện pháp tu từ điệp ngữ (mơ mơ). Điệp ngữ mơ mơ nhấn mạnh ước mong được trở về với cánh đồng ấu thơ, cũng là trở về với tuổi thơ đẹp đẽ, đồng thời thể hiện niềm bâng khuâng tiếc nuối tuổi thơ đã qua đi không trở lại.
Trả lời:
- Những cảm nhận của “ta” về hình ảnh cánh đồng trong thực tại thể hiện ở khổ thơ thứ ba và thứ tư là:
+ Trở về tìm lại cánh đồng thơ ấu, “ta” gặp cô thôn nữ thân thiện, tươi cười, vồn vã chào như thể đã quen biết. Nhưng “ta” lại cảm thấy xa lạ bởi “ta” không còn là cậu bé ngày xưa. Sau những năm tháng “theo dòng đời”, “phiêu bạt nơi phồn hoa” (Phó Đức Phương, Về quê), “ta” đã trưởng thành, đổi khác, không còn thuộc về nơi này – nơi của những tâm hồn ngây thơ, hồn nhiên, chân chất. Nhịp 2/2/2 của câu thơ “Em đấy, em cười, thôn nữ” diễn tả tâm trạng bối rối khi gặp người con gái vừa lạ vừa quen của “ta”.
+ “Ta” cũng ngậm ngùi khi nhận thấy tình yêu trong sáng thuở nào đã lùi xa, mờ dần trong kí ức (Kia đôi nhân tình gần khuất), chỉ còn lại những hình ảnh ghi dấu tình yêu ban đầu như những chứng nhân lặng lẽ (chiếc cầu cong, hàng cây thân trắng, toà nhà cổ).
- Trong khổ thơ thứ tư, biện pháp tu từ điệp ngữ (kia) kết hợp liệt kê, nhân hoá (chiếc cầu cong thảnh thơi, toà nhà cổ im lời) gợi lên biết bao hình ảnh gắn với những kỉ niệm đẹp đẽ không thể nào quên, khiến cho ranh giới giữa hiện tại và quá khứ, thực và ảo, hiện hữu và kí ức dường như bị xoá nhoà. Người và cảnh như vẫn còn đây mà cũng như đã xa rồi.
Câu 4 trang 15 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Xác định chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Trả lời:
– Chủ đề: tình yêu tuổi thơ đẹp để chan hoà trong tình yêu quê hương, tình cảm gia đình và những rung động đầu đời.
– Cảm hứng chủ đạo: nỗi lưu luyến, tiếc nhớ những kỉ niệm đẹp đẽ, trong sáng của tuổi thơ; sự gắn bó tha thiết, máu thịt với đồng đất quê hương, với cha mẹ, gia đình,...
Trả lời:
– Tuổi thơ rất quan trọng trong cuộc đời mỗi người vì đây là giai đoạn con người hình thành nhân cách từ những trải nghiệm khó quên,
– Gia đình, nhà trường, xã hội cần tạo môi trường tốt nhất để trẻ em có tuổi thơ đẹp. Mỗi cá nhân khi còn bé được cha mẹ, người thân nuôi dưỡng thì cần cố gắng học tập, rèn luyện và lưu giữ những kỉ niệm tốt đẹp; khi trưởng thành cần trân trọng những kỉ niệm đó và cố gắng tạo một môi trường tốt cho thế hệ tiếp theo. Những người có trải nghiệm tiêu cực trong tuổi thơ thì hãy lấy đó làm động lực để cố gắng vươn lên trong cuộc sống.
Trả lời:
Một số ví dụ cho thấy cụm từ chiếc nôi có thể được dùng theo một nghĩa khác với nghĩa của nó trong dòng thơ “trong chiếc nôi màu thiên thanh”.
– Ai Cập cổ đại là một trong những chiếc nôi của văn minh nhân loại.
– Gia đình là điểm tựa yêu thương, là chiếc nôi của mỗi người.
– Kinh Bắc là chiếc nôi của nghệ thuật hát dân ca quan họ.
– Chúng ta luôn luôn nằm trong lòng chiếc nôi xanh của cây cối – đó là cái máy điều hoà khí hậu vĩ đại của chúng ta.
(Nguyễn Bát Can - Lã Vinh Quyên, sức khỏe của thanh niên)
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 7: Hồn thơ muôn điệu hay khác:
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT