Nêu những cảm nhận của ta về hình ảnh cánh đồng trong thực tại thể hiện ở khổ thơ thứ ba và thứ tư

Câu 3 trang 15 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Nêu những cảm nhận của “ta” về hình ảnh cánh đồng trong thực tại thể hiện ở khổ thơ thứ ba và thứ tư. Trong khổ thơ thứ tư, nhà thơ đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ đó.

Trả lời:

- Những cảm nhận của “ta” về hình ảnh cánh đồng trong thực tại thể hiện ở khổ thơ thứ ba và thứ tư là:

+ Trở về tìm lại cánh đồng thơ ấu, “ta” gặp cô thôn nữ thân thiện, tươi cười, vồn vã chào như thể đã quen biết. Nhưng “ta” lại cảm thấy xa lạ bởi “ta” không còn là cậu bé ngày xưa. Sau những năm tháng “theo dòng đời”, “phiêu bạt nơi phồn hoa” (Phó Đức Phương, Về quê), “ta” đã trưởng thành, đổi khác, không còn thuộc về nơi này – nơi của những tâm hồn ngây thơ, hồn nhiên, chân chất. Nhịp 2/2/2 của câu thơ “Em đấy, em cười, thôn nữ” diễn tả tâm trạng bối rối khi gặp người con gái vừa lạ vừa quen của “ta”.

+ “Ta” cũng ngậm ngùi khi nhận thấy tình yêu trong sáng thuở nào đã lùi xa, mờ dần trong kí ức (Kia đôi nhân tình gần khuất), chỉ còn lại những hình ảnh ghi dấu tình yêu ban đầu như những chứng nhân lặng lẽ (chiếc cầu cong, hàng cây thân trắng, toà nhà cổ).

- Trong khổ thơ thứ tư, biện pháp tu từ điệp ngữ (kia) kết hợp liệt kê, nhân hoá (chiếc cầu cong thảnh thơi, toà nhà cổ im lời) gợi lên biết bao hình ảnh gắn với những kỉ niệm đẹp đẽ không thể nào quên, khiến cho ranh giới giữa hiện tại và quá khứ, thực và ảo, hiện hữu và kí ức dường như bị xoá nhoà. Người và cảnh như vẫn còn đây mà cũng như đã xa rồi.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài tập 3 trang 14 hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác