SBT Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức Bài tập 1 trang 11
Bài tập 1 trang 11 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Đọc lại văn bản Nỗi niềm chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm) trong SGK (tr. 41 – 43) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1 trang 11 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của đoạn trích.
Trả lời:
- Chủ đề của đoạn trích: khát vọng hạnh phúc lứa đôi của con người trong hoàn cảnh phải chia li, xa cách vì chiến tranh.
- Cảm hứng chủ đạo của đoạn trích: sự thấu hiểu, cảm thông sâu sắc nỗi đau của đôi lứa bị chia lìa bởi chiến tranh.
Chàng thì đi cõi xa mưa gió,
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.
Đoái trông theo đã cách ngăn,
Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh.
Trả lời:
Có thể có nhiều cách ngắt nhịp khác nhau. Mỗi phương án ngắt nhịp sẽ đem lại một cảm nhận riêng cho người đọc. Có thể tham khảo cách ngắt nhịp sau:
* Cách 1:
Chàng/ thì đi cõi xa mưa gió, (1/6)
Thiếp/ thì về buồng cũ chiếu chăn. (1/6)
Đoái trông theo/ đã cách ngăn, (3/3)
Tuôn màu mây biếc/ trải ngàn núi xanh. (4/4)
= > Tác dụng của cách ngắt nhịp này:
- Ở hai câu thất: chàng và thiếp được tách nhịp riêng để tạo điểm nhấn vào đối tượng; 6 tiếng còn lại đọc liền thể hiện nỗi niềm tâm sự của người chinh phụ.
- Ở câu lục: nhịp 3/3 chia tách hai nội dung đối lập, một bên là tình cảm lưu luyến, nhớ thương, một bên là thực tại chia cách phũ phàng.
- Ở câu bát: nhịp 4/4 chia hai vế tiểu đối; cách đọc liền mạch 4 tiếng ở mỗi về sẽ không nhấn vào từ ngữ nào mà tạo sự hô ứng giữa hai vế tiểu đối, gây ấn tượng chung về hình ảnh đẹp mà buồn.
* Cách 2:
Chàng thì đi/ cõi xa/ mưa gió, (3/2/2)
Thiếp thì về/ buồng cũ/ chiếu chăn. (3/2/2)
Đoái trông theo/ đã cách ngăn, (3/3)
Tuôn/ màu mây biếc/ trải/ ngàn núi xanh. (1/3/1/3)
= > Tác dụng của cách ngắt nhịp này:
- Ở hai câu thất: các cụm từ chàng thì đi và thiếp thì về được tách nhịp đi nhấn mạnh cảnh ngộ mỗi người mỗi nẻo; các tiếng còn lại đọc ngắt nhịp 2/2 nhấn vào các sự vật, hiện tượng gợi nỗi buồn lo.
- Ở câu lục, tác dụng tương tự đã trình bày ở cách 1, Ở câu bát, mỗi vẻ có thể tách nhịp 1/3, tạo điểm nhấn vào các từ tuôn, trái, là các động từ miêu tả sự vật trong sự hiện hữu kéo dài, như khoảng cách ngày một xa vời giữa hai người.
a.
Quân trước đã gần ngoài doanh Liễu,
Kị sau còn khuất nẻo Tràng Dương.
b.
Tiếng địch thổi nghe chừng đồng vọng,
Hàng cờ bay trông bóng phất phơ.
c.
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
Trả lời:
Em chỉ ra và phân tích tác dụng của phép đối trong những câu thơ:
a. Đây là trường hợp đối liên (mỗi câu thơ là một liên/ vế),
- Về ngữ pháp, hai câu thơ sử dụng cùng một cấu trúc ngữ pháp, tạo sự hô ứng:
Chủ ngữ |
Vị ngữ |
Quân trước |
đã gần ngoài doanh Liễu, |
Kị sau |
còn khuất nẻo Tràng Dương, |
- Về ngắt nhịp, hai câu thơ đều ngắt nhịp chân trước lẻ sau, tạo âm hưởng sóng đôi khi đọc, chẳng hạn ngắt nhịp 2/2/3:
Quân trước/ đã gần/ ngoài doanh Liễu,
Kị sau/ còn khuất/ nẻo Tràng Dương,
Hoặc cùng ngắt nhịp lẻ trước chẵn sau (3/4);
Quân trước đã/ gần ngoài doanh Liễu,
Kị sau còn/ khuất nẻo Tràng Dương,
- Về nội dung, ý nghĩa (đây là yếu tố quan trọng nhất cần phân tích để chỉ ra giá trị của phép đối), có thể tham khảo bảng sau:
Vế đối 1 |
Quân trước |
đã gần ngoài doanh Liễu, |
Đối tượng được miêu tả: đội quân đi trước. |
Thực trạng hành quân; đã đi tới một địa phương. |
|
Vế đối 2 |
Kị sau |
còn khuất nẻo Tràng Dương. |
Đối tượng được miêu tả: đội quân (cưỡi ngựa) đi sau. |
Thực trạng hành quân: vẫn đang ở một địa phương khác. |
Phép đối có tác dụng nhấn mạnh sự đông đảo của đội quân ra trận.
b. Đây cũng là trường hợp đối liên.
- Về ngữ pháp, hai câu thơ sử dụng cùng một cấu trúc ngữ pháp, tạo sự hô ứng:
Chủ ngữ |
Vị ngữ |
Tiếng địch thổi |
nghe chừng đồng vọng, |
Hàng cờ bay |
trong bóng phất phơ |
- Về ngắt nhịp, hai câu thơ đều ngắt nhịp lẻ trước chẵn sau, tạo âm hưởng sóng đôi khi đọc, chẳng hạn ngắt nhịp 3/2/2:
Tiếng địch thổi/ nghe chừng/ đồng vọng,
Hàng cờ bay/ trông bóng/ phất phơ.
- Về nội dung, ý nghĩa:
Vế đối 1 |
Tiếng địch thổi |
nghe chừng đồng vọng |
Đối tượng: tiếng sáo báo hiệu lên đường. |
Cảm nhận về đối tượng: thời khắc chia xa, khiến hai người chỉ còn biết nhìn về phía nhau lưu luyến. |
|
Vế đối 2 |
Hàng cờ bay |
trông bóng phất phơ |
Đối tượng: hàng cờ hiệu đang chuyển động. |
Cảm nhận về đối tượng: người chinh phụ đã lên đường, người chính phụ chỉ có thể nhìn theo lưu luyến. |
Phép đối có tác dụng nhấn mạnh sự ly biệt là điều không thể cưỡng lại, người trong cuộc chỉ có thể chấp nhận thực tại này.
c. Đây là trường hợp tiểu đối (đối ngay trong một câu thơ).
- Về ngữ pháp, hai vế tiểu đối sử dụng cùng một cấu trúc ngữ pháp (cụm danh từ), tạo sự hô ứng: lòng chàng/ ý thiếp.
- Về nội dung, ý nghĩa: hai vế tiểu đối nhắc tới tâm trạng của người chinh phụ và người chinh phụ. Phép đối có tác dụng nhấn mạnh nỗi niềm “tuy hai mà một” của hai người.
Trả lời:
Câu thơ “Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng?” là lời tự bạch của người chinh phụ: trong buổi chia tay này, ai thấu hiểu được rằng thiếp đau đớn nhường nào.
Trả lời:
Những từ ngữ được sử dụng nhiều nhất trong đoạn trích là trông, chàng, thiếp (mỗi từ xuất hiện 5 lần). Tác dụng:
- Từ trông khắc hoạ hình ảnh người chính phụ với đôi mắt hướng về người chinh phu (hoặc cả hai cùng nhìn về phía nhau) với cảm xúc lưu luyến, nhớ nhung.
- Từ chàng chỉ người chinh phu, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của người chinh phụ đối với chồng của mình.
- Từ thiếp là lời tự xưng của người vợ với chồng; qua đó, người chính phủ muốn bộc bạch những cảm xúc, nỗi niềm của mình.
Trả lời:
Em nêu cảm nhận của mình về tình cảm của người chính phụ dành cho người chinh phu. Chẳng hạn:
- Trân trọng những tình cảm yêu thương, gắn bó của người chinh phụ dành cho người chinh phụ.
- Thấu hiểu những tình cảm lưu luyến, nhớ nhung của người chính phụ dành cho người chinh phụ.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 2: Những cung bậc tâm trạng hay khác:
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT