Đề xuất phương án ngắt nhịp bốn câu thơ sau và cho biết tác dụng của cách ngắt nhịp đó

Câu 2 trang 11 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Đề xuất phương án ngắt nhịp bốn câu thơ sau và cho biết tác dụng của cách ngắt nhịp đó:

Chàng thì đi cõi xa mưa gió,

Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.

Đoái trông theo đã cách ngăn,

Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh.

Trả lời:

Có thể có nhiều cách ngắt nhịp khác nhau. Mỗi phương án ngắt nhịp sẽ đem lại một cảm nhận riêng cho người đọc. Có thể tham khảo cách ngắt nhịp sau:

* Cách 1:

Chàng/ thì đi cõi xa mưa gió, (1/6)

Thiếp/ thì về buồng cũ chiếu chăn. (1/6)

Đoái trông theo/ đã cách ngăn, (3/3)

Tuôn màu mây biếc/ trải ngàn núi xanh. (4/4)

= > Tác dụng của cách ngắt nhịp này:

- Ở hai câu thất: chàngthiếp được tách nhịp riêng để tạo điểm nhấn vào đối tượng; 6 tiếng còn lại đọc liền thể hiện nỗi niềm tâm sự của người chinh phụ.

- Ở câu lục: nhịp 3/3 chia tách hai nội dung đối lập, một bên là tình cảm lưu luyến, nhớ thương, một bên là thực tại chia cách phũ phàng.

- Ở câu bát: nhịp 4/4 chia hai vế tiểu đối; cách đọc liền mạch 4 tiếng ở mỗi về sẽ không nhấn vào từ ngữ nào mà tạo sự hô ứng giữa hai vế tiểu đối, gây ấn tượng chung về hình ảnh đẹp mà buồn.

* Cách 2:

Chàng thì đi/ cõi xa/ mưa gió, (3/2/2)

Thiếp thì về/ buồng cũ/ chiếu chăn. (3/2/2)

Đoái trông theo/ đã cách ngăn, (3/3)

Tuôn/ màu mây biếc/ trải/ ngàn núi xanh. (1/3/1/3)

= > Tác dụng của cách ngắt nhịp này:

- Ở hai câu thất: các cụm từ chàng thì đithiếp thì về được tách nhịp đi nhấn mạnh cảnh ngộ mỗi người mỗi nẻo; các tiếng còn lại đọc ngắt nhịp 2/2 nhấn vào các sự vật, hiện tượng gợi nỗi buồn lo.

- Ở câu lục, tác dụng tương tự đã trình bày ở cách 1, Ở câu bát, mỗi vẻ có thể tách nhịp 1/3, tạo điểm nhấn vào các từ tuôn, trái, là các động từ miêu tả sự vật trong sự hiện hữu kéo dài, như khoảng cách ngày một xa vời giữa hai người.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài tập 1 trang 11 hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác