SBT Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo Bài 10 Nói và nghe trang 94, 95
Với giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 10 Nói và nghe trang 94, 95 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Văn 9.
Trả lời:
Để lí giải cho sự lựa chọn của mình, em có thể dựa trên tính chất cần thiết/ mức độ quan trọng của thao tác trong quá trình thực hiện kĩ năng trình bày hoặc ý nghĩa của thao tác đối với chính kinh nghiệm của bản thân. Chẳng hạn như việc tìm ý, lập dàn ý cho đề tài mà cá nhân sẽ trình bày đóng vai trò rất quan trọng vì nếu không có sự chuẩn bị tốt về luận điểm, lí lẽ, bằng chứng thì sẽ rất khó khăn trong việc thuyết phục người khác nghe và tin theo ý kiến của mình. Hoặc ở bước trao đổi, đánh giá, việc lắng nghe và ghi nhận câu hỏi của người nghe, trao đổi lại với thái độ nhã nhặn, lịch sự không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ nội dung và mong muốn của người nghe mà còn góp phần duy trì không khí lịch sự trong quá trình trao đổi, từ đó cũng giúp người nghe dễ chấp nhận và đồng ý với những ý kiến/ quan điểm của mình hơn,...
Trả lời:
Theo em, để nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến, việc lắng nghe kết hợp với việc ghi chép tóm tắt nội dung chính của bài nói và (những) ý tưởng, câu hỏi muốn trao đổi rất quan trọng vì nó sẽ giúp em có cơ sở, căn cứ tiến hành trao đổi, chia sẻ với các bạn khác sau khi nghe.
Câu 3 trang 95 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Thực hiện theo nhóm những nhiệm vụ sau:
Trả lời:
Nhiệm vụ nói: Trình bày ý kiến của em với các bạn trong nhóm về một trong những sự việc có tính thời sự liên quan đến đời sống học đường, lứa mới học sinh, chẳng hạn như:
- Làm thế nào để giải quyết vấn nạn bạo lực học đường hiện nay?
- Cách thức để tạo ra một trường học hạnh phúc là gì?
- Nên hay không nên tự tìm hiểu những vấn đề liên quan đến giới tính ở lứa tuổi dậy thì?
- Nên hay không nên trao đổi về tình yêu tuổi học trò với cha mẹ?
Nhiệm vụ nghe: Nghe, tóm tắt phần trình bày của bạn và nhận xét về tính thuyết phục của (những) ý kiến mà bạn đã đưa ra, chỉ ra những hạn chế (nếu có) về lập luận, bằng chứng.
Trả lời:
Em và các bạn trong nhóm có thể thực hành nói và nghe bằng cách chia nhau thực hiện một trong hai vai sau:
– Trong vai người nói: Chọn một sự việc có tính thời sự mà đề bài đã gợi ý để tiến hành trình bày ý kiến cá nhân dựa trên những hướng dẫn trong sách giáo khoa.
Ví dụ: Vấn đề: Làm thế nào để giải quyết vấn nạn bạo lực học đường hiện nay?
Xin chào thầy cô và các bạn. Bạo lực học đường luôn là vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay. Hậu quả mà bạo lực học đường gây ra rất nghiêm trọng, thậm chí là ảnh hưởng đến cả tương lai của con em chúng ta sau này. Phòng tránh bạo lực học đường không phải là việc đơn giản, chỉ một vài cá nhân sẽ không thể chấm dứt được vấn đề nhức nhối này mà sẽ cần cả cộng đồng cùng chung tay góp sức. Vậy, phải làm thế nào để phòng tránh bạo lực học đường?
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, bất chấp đạo đức, bất chấp công lý, ngang ngược được thực hiện bởi một nhóm học sinh hay một học sinh lên đối tượng là học sinh khác nhằm trấn áp, gây ra những tổn thương về thể xác lẫn tinh thần xảy ra trong phạm vi trường học.
Theo số liệu thống kê hiện nay, bạo lực học đường xảy ra rất thường xuyên và dưới nhiều hình thức khác nhau. Các hình thức bạo lực học đường có thể là các hành vi bạo lực về thể chất, bạo lực về tinh thần, sự tấn công bằng lời nói, thậm chí là cả bạo lực tình dục, hiếp dâm, quấy rối tình dục, bôi nhọ, sỉ nhục, trấn lột, cướp đồ, bắt bạn khác làm theo ý mình, bạo lực điện tử, mang vũ khí tới trường,...
Hậu quả do bạo lực học đường gây ra rất nghiêm trọng, đặc biệt là với đối tượng là trẻ em, học sinh trực tiếp chịu những ảnh hưởng xấu do bạo lực học đường. Một số tác hại có thể kể đến là ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tâm lý, ảnh hưởng đến kết quả học tập, các mối quan hệ của trẻ. Trẻ nhỏ là nạn nhân của bạo lực học đường có thể mang nỗi ám ảnh tâm lý nặng nề cho tới khi trưởng thành. Cụ thể:
Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất. Đây là hậu quả dễ nhận biết cũng như phổ biến nhất do bạo lực học đường gây ra. Nạn nhân có thể bị đánh đập, hành hung bởi 1 người hoặc một nhóm người. Tùy theo từng trường hợp khác nhau mà mức độ thương tích của nạn nhân cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế, không ít những trường hợp nạn nhân bị đánh đập đến nỗi tàn phế hoặc mất mạng.
Trong môi trường giáo dục, chúng ta không khó để bắt gặp những cuộc cãi vã, đánh nhau xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ nhất. Nếu không kịp thời phát hiện và ngăn chặn, mâu thuẫn nhỏ có thể dẫn đến những cuộc bạo lực học đường nghiêm trọng, gây ra những hậu quả lâu dài không ai mong muốn.
Ảnh hưởng đến tâm lý. Tâm lý của nạn nhân bị bạo lực học đường cũng bị ảnh hưởng nặng nề, những vết thương trong tâm hồn thậm chí còn lâu lành hơn những vết thương ngoài cơ thể. Có thể thấy, nhiều nạn nhân sau khi bị bắt nạt đã trở nên vô cùng suy sụp, tự ngược đãi bản thân, hay tự ti, sợ sệt không dám tiếp xúc với nhiều người. Sự ám ảnh tâm lý kéo dài vì luôn phải tìm cách đối phó với những kẻ bắt nạt khiến cho nạn nhân luôn sống trong căng thẳng, stress dẫn đến trầm cảm, ảnh hưởng vô cùng lớn đến tâm lý.
Ảnh hưởng kết quả học tập. Khi đã bị tổn thương cả về thể chất lẫn tâm lý, lẽ đương nhiên kết quả học tập của nạn nhân cũng sẽ bị ảnh hưởng. Trẻ sẽ luôn sợ hãi khi phải đến trường, không thể tập trung học, không muốn đi học, trốn tiết thường xuyên khiến cho kết quả học tập sa sút, yếu kém đi trông thấy. Việc này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai của trẻ sau này, trẻ sẽ khó có thể tìm kiếm được một việc làm tốt trong tương lai đồng thời gặp khó khăn trong việc hòa nhập vào cộng đồng.
Ảnh hưởng đến các mối quan hệ. Bạo lực học đường còn gây ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ của trẻ. Trẻ sẽ xấu hổ, tự ti, thường xuyên lo sợ, rối loạn lo âu mà không dám chia sẻ cho bất cứ ai về việc mình bị bạo lực, bao gồm cả những người thân trong gia đình. Một số trường hợp trẻ bị bạo hành trước mặt người khác nhưng không nhận được sự giúp đỡ, dẫn đến việc trẻ mất dần niềm tin vào những người xung quanh.
Từ đó, những trẻ là nạn nhân của bạo lực học đường thường có xu hướng sống khép kín, từ chối các mối quan hệ và sống tách biệt, cô độc, không muốn giao lưu với người khác, không xây dựng được thêm các mối quan hệ ngoài xã hội.
Không chỉ những nạn nhân mới phải chịu hậu quả, những kẻ bắt nạt học đường cũng sẽ luôn phải sống trong trạng thái bất ổn. Lối sống bạo lực, bắt nạt người khác sẽ gây ra những sai lệch nghiêm trọng trong sự phát triển nhân cách, mất đi sự lương thiện và nguy cơ cao phải đối mặt với sự trừng trị của pháp luật, sự dè bỉu của xã hội, khiến cho tương lai bị ảnh hưởng, bố mẹ phiền lòng.
Để phòng tránh bạo lực học đường, với cương vị là học sinh, bạn cần: Tích cực rèn luyện các kỹ năng sống, ngoan ngoãn lễ phép với người lớn, hòa đồng với bạn bè đồng trang lứa. Chấp hành tốt các quy định của trường lớp. Tránh xa bạo lực học đường, nói không với bạo lực học đường dưới mọi hình thức. Báo ngay cho người lớn hoặc các cơ quan có thẩm quyền khi nhận thấy các hiện tượng bạo lực học đường. Học cách kiềm chế cảm xúc, kiểm soát căng thẳng, stress. Tích cực tham gia các hoạt động tăng tính hướng thiện và tính thiện được nhà trường tổ chức.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý giáo dục và nhà trường, giáo viên cần: Tích cực rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường. Tổ chức các hoạt động mang tính hướng thiện. Có hình phạt, cách giáo dục nghiêm khắc đối với những học sinh gây ra bạo lực học đường. Hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời cho các nạn nhân bị tổn thương tâm lý do bạo lực học đường. Vận động, tuyên truyền tác hại và cách phòng tránh bạo lực học đường đối với giáo viên và học sinh. Kết hợp cùng với các cơ quan đoàn thể, gia đình học sinh để phòng chống bạo lực học đường. Luôn quan tâm, nắm bắt tình hình của các em học sinh trong lớp, tạo ra môi trường học tập lành mạnh.
Gia đình học sinh cũng cần: Tạo cho con môi trường sống lành mạnh, tràn ngập yêu thương. Giáo dục cho con cách cư xử, cách kiềm chế cảm xúc, tránh xa mọi hành vi bạo lực, bắt nạt. Phối hợp với giáo viên, nhà trường để nắm bắt sát sao tình hình học tập của con em mình tại trường.
Việc phòng tránh bạo lực học đường là việc không hề đơn giản, sẽ cần sự chung tay của cả cộng đồng, đặc biệt là các cơ sở giáo dục, gia đình phụ huynh và bản thân các em học sinh. Mong rằng những thông tin được đề cập trong bài viết sẽ giúp các em nhận thức đúng đắn về tính nghiêm trọng của bạo lực học đường, từ đó nâng cao ý thức, cùng chung tay xây dựng một môi trường học tập lành mạnh, không có bạo lực.
– Trong vai người nghe: Nghe, ghi chép nội dung trình bày của bạn, sau đó tóm tắt lại phần trình bày đó, nhận xét về tính thuyết phục của ý kiến mà bạn đã đưa ra, chỉ ra những hạn chế (nếu có) về lập luận và bằng chứng theo các bước đã được hướng dẫn trong sách giáo khoa. Khi trao đổi, em cần chỉ ra những ưu điểm trong phần trình bày của bạn trước, nhất là cách bạn lập luận để tạo ra tính thuyết phục cho bài nói. Nếu phần trình bày của bạn còn những hạn chế về cách lập luận, bằng chứng em nên đề xuất hướng điều chỉnh để hỗ trợ bạn làm tăng tính thuyết phục cho bài trình bày.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 10: Tiếng vọng những ngày qua (Thơ) hay khác:
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
SBT Ngữ Văn 9 Bài 6: Những vấn đề toàn cầu (Văn bản nghị luận)
SBT Ngữ Văn 9 Bài 7: Hành trình khám phá sự thật (Truyện trinh thám)
SBT Ngữ Văn 9 Bài 8: Những cung bậc tình cảm (Thơ song thất lục bát)
SBT Ngữ Văn 9 Bài 9: Những bài học từ trải nghiệm đau thương (Kịch - bi kịch)
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST