SBT Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo Bài 4 Nói và nghe trang 62

Với giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 4 Nói và nghe trang 62 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Văn 9.

Câu 1 trang 62 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Theo em, khi trình bày một truyện kể sáng tạo, nội dung câu chuyện có cần theo bố cục ba phần (Mở đầu truyện, Diễn biến truyện, kết thúc truyện) như khi viết truyện kể sáng tạo hay không? Vì sao?

Trả lời:

Một câu chuyện tưởng tượng hoàn chỉnh bao giờ cũng có Mở đầu truyện, Diễn biến truyện, Kết thúc truyện. Cho nên, dù kể bằng bài viết hay bằng bài nói, đều phải bảo đảm tính hoàn chỉnh và đều cần có ba phần nêu trên.

Tuy nhiên, bố cục của một bài nói dù là trình bày lại câu chuyện cũng đòi hỏi sự giao tiếp trực tiếp giữa người nói và người nghe, nên bài kể chuyện nói sẽ có thêm một số phần mà bài kể chuyện viết không có như đầu bài nói phải có lời chào hỏi, cuối bài nói có lời cảm ơn người nghe và phần trao đổi.

Theo đó, cả ba phần Mở đầu truyện, Diễn biến truyện, Kết thúc truyện đều phải sắp xếp sau phần mở đầu bài nói và trước phần trao đổi, cảm ơn,...

Câu 2 trang 62 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Chỉ ra biểu hiện của cách sắp xếp diễn biến câu chuyện theo quan hệ nhân quả hoặc quan hệ tiếp nối qua một trong các văn bản truyện kể sau đây: Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện là nhà thuyền chài, Dế chọi.

Trả lời:

Có thể giải quyết yêu cầu của bài tập này bằng cách lập bảng liệt kê, và chỉ ra biểu hiện của cách sắp xếp diễn biến câu chuyện qua một trong ba truyện nêu trong bài tập. Ví dụ: Chuyện người con gái Nam Xương:

Sắp xếp theo quan hệ nhân quả

Sắp xếp theo quan hệ nối tiếp

Chuyện người con gái Nam Xương: Quan hệ nhân quả giữa hai phần (dương gian, thuỷ phủ).

Chuyện người con gái Nam Xương: Quan hệ nối tiếp giữa các sự việc theo trình tự thời gian.

Câu 3 trang 62 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Nêu một số lưu ý trong bước Chuẩn bị bài nói khi trình bày một truyện kể sáng tạo.

Trả lời:

Em cần đặc biệt lưu ý chọn kể câu chuyện tưởng tượng theo một trong hai dạng đề tài sau:

– Dạng thứ nhất: Một câu chuyện hoàn toàn dựa trên trí tưởng tượng của em. Với dạng này, cần lưu ý: Một câu chuyện dù tưởng tượng bay bổng, mới lạ thế nào thì cũng phải có ba yếu tố: bối cảnh, nhân vật, cốt truyện.

Bối cảnh là không gian, thời gian diễn ra câu chuyện.

Nhân vật có thể là người, thần tiên, ma, quỷ, loài vật, cây cối, đồ vật,...; một câu chuyện cần có nhân vật chính và một vài nhân vật phụ.

Cốt truyện là chuỗi sự kiện, hành động của nhân vật có quan hệ với nhau theo quan hệ nhân quả hoặc nối tiếp. Khi cần, có thể sử dụng yếu tố kì ảo một cách hợp lí, nhất là khi em định kể một câu chuyện huyền ảo như các truyện truyền kì đã học.

– Dạng thứ hai: Một câu chuyện phỏng theo truyện đã đọc. Với dạng này, truyện đã có sẵn bối cảnh, nhân vật, cốt truyện. Em sử dụng trí tưởng tượng của mình để thay đổi, bổ sung một, hai hoặc cả ba yếu tố như bối cảnh, nhân vật, cốt truyện tức là “cải biên” để có một câu chuyện mới.

Câu 4 trang 62 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Luyện tập các bước thực hiện bài nói theo đề bài sau:

Kể lại một truyện kể sáng tạo phỏng theo một trong những truyện truyền kì hay truyện có yếu tố kì ảo mà em đã đọc.

Trả lời:

Tham khảo:

Xin chào thầy cô và các bạn.

Ngày xưa, trong dân gian đã lưu truyền một câu chuyện cảm động kể về một người phụ nữ nhan sắc, đức hạnh nhưng lại phải chịu một nỗi oan ức lớn đến mức phải gieo mình tự vẫn nơi bến sông chỉ vì người chồng mang tính đa nghi, nhỏ nhen của mình. Câu chuyện mà người ta vẫn thường kể nhau nghe ấy mang tên “Vợ chàng Trương”, nhưng kết cục của câu chuyện dân gian này lại vô cùng bi thảm.

Vì tiếc thương cho nàng người phụ nữ nết na nhưng lại bạc mệnh, Nguyễn Dữ đã mượn cốt truyện trên để viết nên “Chuyện người con gái Nam Xương”. Những chi tiết trong truyện hầu như vẫn được giữ nguyên về cơ bản, nhưng ông đã thể hiện tinh thần nhân đạo của mình bằng cách tạo nên một cái kết đẹp hơn cho người phụ nữ cao đẹp ấy.

Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ xoay quanh cuộc đời và số phận của một người con gái đức hạnh nhưng cảnh đời lại đẩy vào nơi tối tăm của bi kịch - Vũ Thị Thiết. Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương, là con của một gia đình làm nông nghèo. Mẹ nàng mất từ sớm, trong nhà chỉ có hai cha con cùng nương tựa lẫn nhau và trải qua những tháng ngày bình lặng, hạnh phúc.

Khi nàng đến tuổi lập gia đình, đã được một chàng Trương vì thấy nàng đẹp người lại đẹp nết nên đã qua hỏi cưới. Nàng không yên tâm để cha già sống cảnh một mình, nhưng vẫn phải đồng ý lấy Trương Sinh trước những lời khuyên của cha. Trước khi nàng được gả đi, cha đã dặn dò nàng sang nhà chồng phải biết hiếu kính với nhà chồng, phải đảm đang việc nhà, làm tròn đạo dâu, đạo vợ. Nếu không, nàng sẽ chịu những điều tiếng không hay.

Một tuần sau, Vũ Thị Thiết đã chính thức trở thành vợ của Trương Sinh. Từ khi bước vào nhà họ Trương, nàng đã coi Trương Sinh là người chồng mà suốt đời mình sẽ yêu thương, gắn bó. Mẹ của chàng cũng chính là mẹ của nàng, nên nàng sẽ chăm sóc và phụng dưỡng như chính người thân máu mủ của mình.

Cuộc sống thời gian đầu hôn nhân cũng được coi là êm ấm. Nhưng rồi, biến cố đã xảy ra và chia cắt nàng với chồng. Cũng chính đây là nguồn cơn dẫn đến nỗi oan sâu nặng của nàng sau này.

Năm ấy, giặc Chiêm xâm lược nước ta, triều đình phải kêu gọi binh lính đi chiến đấu, mà Trương Sinh vì không học nên đã bị bắt đi lính. Buổi chia ly giữa Vũ Thị Thiết với Trương Sinh diễn ra một cách đầy nước mắt bởi sự lưu luyến, không muốn rời xa. Trương Sinh đã dặn dò nàng ở nhà phải chăm sóc, phụng dưỡng mẹ chồng chu đáo, đảm đương việc nhà chu toàn đợi chàng trở về.

Khi ấy, cả hai sẽ lại được đoàn tụ và cùng xây dựng một mái ấm hạnh phúc cho riêng mình. Dẫu rất buồn rầu, hơn ai hết nàng hiểu rõ sự nguy hiểm của chuyến đi này, và sự ác liệt của chiến tranh nào có buông tha ai bao giờ.

Nàng bày tỏ nguyện vọng của mình trong nước mắt, nàng chẳng cầu chồng mang áo gấm phong hầu trở về, chỉ mong rằng chồng nàng có thể bình an, mạnh khỏe mà quay về đoàn tụ với gia đình: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày trở về mang theo được hai chữ bình yên là đủ rồi…”

Thế rồi, Trương Sinh lên đường ra trận. Trong nhà, Vũ Thị Thiết vừa chăm lo cho mẹ già, lại nuôi nấng cho đứa con nhỏ vừa mới sinh sau khi chồng đi. Nhưng nàng chẳng hề than thở hay trách cứ, nàng chỉ yên lặng chăm lo ruộng vườn, chăm lo người thân. Chuyện gì nàng cũng hoàn thành một cách chu toàn, không cầu được công nhận, chỉ mong ngày chồng trở về.

Mẹ chồng nàng bị ốm nặng, nàng cũng không kêu than mà rời mẹ nửa bước. Nàng cố gắng chăm lo mẹ, động viên mẹ vượt qua bạo bệnh, đợi này chồng trở về. Biết mình không thể qua khỏi cơn bệnh này, mẹ chồng nàng đã nói nàng không cần lãng phí tiền bạc nữa, nhưng nàng vẫn một mực chăm sóc đủ đầy, đến mức mẹ chồng nàng phải hết lời khen ngợi nàng là một người tốt và sau này nàng sẽ được hạnh phúc vì những đức tính tốt đẹp của mình.

Một thời gian sau, mẹ chồng Vũ Thị Thiết mất. Nàng đã lo cho việc hậu sự một cách chu đáo thay cho chồng. Ngôi nhà nhỏ giờ chỉ còn có hai mẹ con. Vì thấm thía nỗi đau không có được sự che chở trọn vẹn của cha và mẹ, nên nàng luôn mong muốn con được hạnh phúc, lại càng không muốn con phải ghen tị với bạn vì có cả cha lẫn mẹ.

Vì thế, nàng đã nghĩ ra một cách, đó là chỉ vào bóng của mình trên tường và dối con rằng đó là ba của Đản. Nhưng nàng cũng chẳng thể ngờ được, lời nói dối để con vơi đi nỗi nhớ cha, cũng giúp mình nguôi ngoai nỗi nhớ chồng lại đẩy nàng vào bi kịch với oan khuất nhất đời.

Trương Sinh trở về, nhưng bé Đản lại không nhận ông là cha. Chàng ta liền nói với Đản rằng mình là cha của bé, nhưng Đản lại kể với Trương Sinh về một người cha tối nào cũng đến thăm mẹ con bé. Vốn tính đa nghi, cộng thêm lời trẻ thơ dại, Trương Sinh liền nổi giận đùng đùng nghi ngờ vợ hư hỏng. Trong cơn giận dữ, Trương Sinh đã lớn tiếng chửi mắng, kết tội và đánh đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà mặc cho nàng cố gắng giải thích và sự bao che của bà con làng xóm.

Vì quá đau khổ, nàng lại chẳng có cơ hội nào để giải thích, nên nàng đã đi ra sông Hoàng Giang trẫm mình tự vẫn để giải oan cho chính mình. Khi đó, nàng đã gặp được Linh Phi là vợ của đức Long Quân cứu giúp. Cuộc sống nàng lại bắt đầu với những ngày tháng sống cùng Linh Phi. Tưởng như nỗi đau năm nào đã nguôi ngoai, nào ngờ chỉ cần chạm nhẹ lại vào vết sẹo năm xưa, mọi ký ức lại hiện về

Nàng tình cờ gặp được một người bà con của mình ở đây. Nhớ lại nỗi oan chưa được giải của mình, nàng liền nhờ người đó chuyển lời đến Trương Sinh. Về phần Trương Sinh, sau khi biết được nỗi oan của vợ, Trương Sinh liền lập đàn trên sông Hoàng Giang để giải oan cho sợ. Vũ Thị Thiết hiện về giữa sông. Cảm thấy nỗi oan đã được giải trừ, nàng cũng chẳng hề oán trách chồng mình, nhưng cũng chẳng thiết tha trở về với cuộc sống cũ nữa. Vì thế, nàng đã nói lời cuối với Trương Sinh rồi biến mất trong lòng sông.

Cái kết của câu chuyện này có lẽ không quá có hậu, nhưng nó lại là cách hợp lý nhất giúp cho câu chuyện thêm phần đáng tin và không mất đi kết quả hiện thực. Nhưng dẫu sao, Vũ Nương trong chuyện cũng đã được giải oan. Đó chính là niềm an ủi lớn nhất, mang tính nhân văn sâu sắc nhất. Đồng thời, câu chuyện cũng chính là lời cáo buộc tội ác của xã hội phong kiến bất công, trọng nam khinh nữ đã cướp đi quyền được hạnh phúc của những người phụ nữ đẹp người đẹp nết.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 4: Con người trong thế giới kì ảo hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 9 Chân trời sáng tạo khác