Nêu một số lưu ý trong bước Chuẩn bị bài nói khi trình bày một truyện kể sáng tạo
Câu 3 trang 62 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Nêu một số lưu ý trong bước Chuẩn bị bài nói khi trình bày một truyện kể sáng tạo.
Trả lời:
Em cần đặc biệt lưu ý chọn kể câu chuyện tưởng tượng theo một trong hai dạng đề tài sau:
– Dạng thứ nhất: Một câu chuyện hoàn toàn dựa trên trí tưởng tượng của em. Với dạng này, cần lưu ý: Một câu chuyện dù tưởng tượng bay bổng, mới lạ thế nào thì cũng phải có ba yếu tố: bối cảnh, nhân vật, cốt truyện.
Bối cảnh là không gian, thời gian diễn ra câu chuyện.
Nhân vật có thể là người, thần tiên, ma, quỷ, loài vật, cây cối, đồ vật,...; một câu chuyện cần có nhân vật chính và một vài nhân vật phụ.
Cốt truyện là chuỗi sự kiện, hành động của nhân vật có quan hệ với nhau theo quan hệ nhân quả hoặc nối tiếp. Khi cần, có thể sử dụng yếu tố kì ảo một cách hợp lí, nhất là khi em định kể một câu chuyện huyền ảo như các truyện truyền kì đã học.
– Dạng thứ hai: Một câu chuyện phỏng theo truyện đã đọc. Với dạng này, truyện đã có sẵn bối cảnh, nhân vật, cốt truyện. Em sử dụng trí tưởng tượng của mình để thay đổi, bổ sung một, hai hoặc cả ba yếu tố như bối cảnh, nhân vật, cốt truyện tức là “cải biên” để có một câu chuyện mới.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 4 Nói và nghe trang 62 hay khác:
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
SBT Ngữ Văn 9 Bài 2: Giá trị của văn chương (Văn bản nghị luận)
SBT Ngữ Văn 9 Bài 3: Những di tích lịch sử và danh thắng (Văn bản thông tin)
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST