SBT Ngữ văn 9 Cánh diều Vườn quốc gia Tràm Chim – Tam Nông
Với giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Vườn quốc gia Tràm Chim – Tam Nông trang 24, 25 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng làm bài tập trong SBT Văn 9.
Trả lời:
Văn bản trên được coi là văn bản thông tin vì:
- Văn bản giới thiệu về vẻ đẹp và giá trị của cảnh đẹp tại Vườn quốc gia Tràm Chim – Tam Nông.
- Văn bản được trình bày theo trật tự không gian và thời gian.
- …
Trả lời:
Văn bản gồm năm phần, có thể nêu nội dung chính của mỗi phần như sau:
- Phần (1): Giới thiệu chung về danh lam thắng cảnh Vườn quốc gia Tràm Chim - Tam Nông.
- Phần (2): Nêu đặc điểm của loài sếu đầu đỏ.
- Phần (3): Giới thiệu quá trình hình thành sếu đầu đỏ ở Tràm Chim.
- Phần (4): Nêu giá trị quý hiếm của sếu đầu đỏ ở Tràm Chim.
- Phần (5): Kêu gọi bảo tồn sếu đầu đỏ.
Trả lời:
- Đặc điểm của văn bản thông tin giới thiệu một danh lam thắng cảnh thể hiện ở văn bản trên:
+ Văn bản trình bày theo cách phân loại từng đối tượng đi từ việc quần thể động, thực vật phong phú và đa dạng sau đó tác giả đi nói về đặc điểm loại động vật đặc trưng nhất của Vườn quốc gia Tràm Chim là loại sếu đầu đỏ.
+ Hình thức: chia thành từng đoạn văn, sử dụng yếu tố miêu tả, hình ảnh minh hoạ, sử dụng các từ ngữ chuyên ngành.
+ Cấu trúc: Có đầy đủ 3 phần.
- Mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích của văn bản này: Văn bản Vườn quốc gia Tràm Chim – Tam Nông đã thể hiện rõ đặc điểm của văn bản thuyết minh về một danh lam thắng cảnh nhằm cung cấp cho người đọc thông tin về Vườn quốc gia Tràm Chim – Tam Nông và loài sếu đầu đỏ - loài chim quý hiếm, đặc trưng của vườn quốc gia này.
Trả lời:
Giá trị nổi bật của sếu đầu đỏ ở Vườn quốc gia Tràm Chim – Tam Nông:
- Sếu đầu đỏ là “sứ thần của môi sinh”, là “nhà quý tộc đáng yêu trong các loài chim”.
- Đàn sếu xuất hiện ở Tràm Chim như một minh chứng cho sự cân bằng sinh thái tự nhiên ở khu vực này.
- Sự quý hiếm của sếu đầu đỏ đã thu hút khách du lịch đến tham quan tại Tràm Chim.
Câu 5 trang 25 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG
Hội nghị lần thứ 27 của Uỷ ban Di sản thế giới họp tại Pa-ri (Paris) – Pháp ngày 03 tháng 7 năm 2003 đã công nhận Phong Nha – Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên thế giới về địa chất, là một tập hợp bằng chứng ấn tượng về lịch sử Trái Đất.
Vùng Phong Nha – Kẻ Bàng và phụ cận bao gồm lãnh thổ một phần các huyện Bố Trạch, Tuyên Hoá và Quảng Ninh, trải rộng từ biển tới biên giới Việt – Lào. Diện tích vùng di sản là 85 754 héc-ta.
Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng có hai kiểu địa hình chính: kiểu địa hình các-xtơ (karst) và kiểu địa hình phi các-xtơ. Phần lớn diện tích vùng lõi của Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là núi đá vôi (địa hình các-xtơ, chiếm 2/3 diện tích) và được liên kết với vùng núi đá vôi thuộc Khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia Hin Nậm-nô (Hin Namno) của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào tạo thành vùng đá vôi liên tục lớn nhất Đông Nam Á. Với địa hình các-xtơ chia cắt mãnh liệt và thảm thực vật nhiệt đới thường xanh trên núi đá vôi đã tạo cho Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng sự đa dạng về sinh học và độc đáo về địa chất, địa mạo.
Về địa chất:
Khu hệ núi đá vôi của Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng có tuổi địa chất trên 400 triệu năm, được hình thành từ kỉ Đê-vôn (Devon) và trải qua bốn chu kì kiến tạo: Đê-vôn, Đê-vôn muộn – Các-bon (Carbon) sớm, Các-bon – Pơ-mi (Permi) và Mê-xô-doi (Mesozoi). Quá trình kiến tạo địa chất đã tạo nên hệ thống hang động và các suối ngầm rất đặc trưng với trên 300 hang động lớn nhỏ, trong đó, 17 hang động đã được khảo sát và 2 hang động đã đưa vào khai thác phục vụ du lịch là hang Tiên Sơn và hang Phong Nha.
Về đa dạng sinh học
Về thực vật: Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng có 8 kiểu thảm thực vật chính, đó là:
– Rừng thường xanh nhiệt đới ẩm mưa mùa
– Rừng thứ sinh sau khai thác trên núi đá
– Quần lạc cây bụi, cây gỗ rải rác trên núi đá
– Rừng thường xanh chủ yếu cây lá rộng
– Rừng thứ sinh sau khai thác
− Quần lạc cây bụi, cây gỗ rải rác
– Rừng hành lang ngập nước định kì
– Rừng lá kim trên núi đá vôi
Các cuộc điều tra khảo sát ban đầu đã ghi nhận được khoảng 2 500 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 208 loài lan và nhiều loài quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ thế giới.
Về động vật: Khu động Phong Nha bao gồm những sinh cảnh cực kì quan trọng cho các loài linh trưởng có nguy cơ bị tiêu diệt và những loài thú lớn đã được liệt kê trong sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) 1996. Sơ bộ đã ghi nhận được 1 074 loài động vật có xương sống, bao gồm:
– Lớp thú: 140 loài thuộc 64 giống, 31 họ, 10 bộ
– Lớp chim: 356 loài thuộc 137 giống, 52 họ, 18 bộ
– Lớp cá: 162 loài thuộc 85 giống, 31 họ, 11 bộ
– Lớp bò sát: 99 loài thuộc 43 giống, 14 họ, 3 bộ
– Lớp ếch nhái: 47 loài thuộc 9 giống, 6 họ, 1 bộ
Ngoài ra, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng cũng đang chứa đựng nhiều di tích lịch sử và văn hoá quan trọng như đường mòn Hồ Chí Minh với bến phà Xuân Sơn, phà Nguyễn Văn Trỗi, đường 20 Quyết Thắng với hang Tám Cô, cua chữ A và nhiều danh lam thắng cảnh đẹp mắt như hồ Bồng Lai, suối nước Mọc, thung lũng Sinh Tồn, thác Gió, núi U Bò, giếng Voọc,... và những nét văn hoá đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số như lễ hội đập trống của người Măng Coong (Ma Coong) ở Thượng Trạch; lễ hội “Xin nước tiên” của nhân dân lưu vực sông Son và hát tuồng của cư dân làng Khương Hà, xã Hưng Trạch,...
Đặc biệt, trong hệ thống các giá trị của khu vực các-xtơ này, hệ thống động Phong Nha đã được Hiệp hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh đánh giá là hang động có giá trị hàng đầu thế giới với bốn điểm nhất: có các sông ngầm dài nhất, có cửa hang cao và rộng nhất, có những bờ cát rộng và đẹp nhất, có những thạch nhũ đẹp nhất.
(Theo dsvh.gov.vn)
a) Nhan đề văn bản được đặt theo cách nào? Văn bản trên gồm những thông tin chính nào?
b) Vì sao văn bản trên được coi là văn bản thông tin giới thiệu một danh lam thắng cảnh?
c) Hai đoạn văn mở đầu văn bản nêu lên nội dung gì? Nội dung thông tin ấy có nhiệm vụ như thế nào?
d) Nội dung văn bản Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng có điểm gì khác với văn bản Vườn quốc gia Tràm Chim – Tam Nông?
Trả lời:
a)
- Nhan đề văn bản được đặt theo cách nêu tên thắng cảnh được giới thiệu.
- Thông tin chính của văn bản gồm: vị trí địa lí, kiểu địa hình và sự đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
b) Văn bản trên được coi là văn bản thông tin vì:
- Văn bản giới thiệu về vẻ đẹp và giá trị của cảnh đẹp tại Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
- Văn bản được trình bày theo trật tự không gian và thời gian.
- …
c) Hai đoạn văn mở đầu văn bản nêu lên hai nội dung:
- Một là thông tin về xếp hạng của UNESCO “công nhận Phong Nha – Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên thế giới” và hai là vị trí địa lí của Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
- Hai thông tin ấy có nhiệm vụ nêu giá trị quốc tế về di sản thiên nhiên của Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và địa chỉ nơi có danh lam thắng cảnh ấy.
d) Nội dung văn bản Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng khác văn bản Vườn quốc gia Tràm Chim – Tam Nông ở chỗ văn bản này tập trung giới thiệu sự đa dạng sinh học còn văn bản Vườn quốc gia Tràm Chim – Tam Nông chủ yếu giới thiệu về loài chim: sếu đầu đỏ.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 3: Văn bản thông tin hay khác:
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều