Sách bài tập Ngữ Văn 9 Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 - Cánh diều

Với giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng làm bài tập trong SBT Văn 9.

Câu 1 trang 48 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Xác định thể loại và kiểu văn bản trong bảng sau cho phù hợp với các văn bản đọc hiểu ở SGK Ngữ văn 9, tập một.

Tên văn bản đã học

Thể loại hoặc kiểu văn bản

Truyện

Thơ

Kịch

Văn bản nghị luận

Văn bản thông tin

1. Sông núi nước Nam

 

 

 

 

 

2. Mục đích của việc học

 

 

 

 

 

3. Khóc Dương Khuê

 

 

 

 

 

4. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

 

 

 

 

 

5. Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du

 

 

 

 

 

6. Cảnh vui của nhà nghèo

 

 

 

 

 

7. Vườn quốc gia Tràm Chim - Tam Nông

 

 

 

 

 

8. Cảnh ngày xuân

 

 

 

 

 

9. Chiếc lá cuối cùng

 

 

 

 

 

10. Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

 

 

 

 

 

11. Cao nguyên đá Đồng Văn

 

 

 

 

 

12. Làng

 

 

 

 

 

13. Phò giá về kinh

 

 

 

 

 

14. Chiếc lược ngà

 

 

 

 

 

15. Kiều ở lầu Ngưng Bích

 

 

 

 

 

16. Những con cá cờ

 

 

 

 

 

17. Lục Vân Tiên gặp nạn

 

 

 

 

 

18. Bàn về đọc sách

 

 

 

 

 

19. Vịnh Hạ Long: một kì quan thiên nhiên độc đáo và tuyệt mĩ

 

 

 

 

 

20. Khoa học muôn năm!

 

 

 

 

 

21. Ông lão bên chiếc cầu

 

 

 

 

 

22. Phải đọc sách cách nào?

 

 

 

 

 

Trả lời:

Tên văn bản đã học

Thể loại hoặc kiểu văn bản

Truyện

Thơ

Kịch

Văn bản nghị luận

Văn bản thông tin

1. Sông núi nước Nam

 

x

 

 

 

2. Mục đích của việc học

 

 

 

x

 

3. Khóc Dương Khuê

 

x

 

 

 

4. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

 

x

 

 

 

5. Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du

 

 

 

 

x

6. Cảnh vui của nhà nghèo

x

 

 

 

 

7. Vườn quốc gia Tràm Chim - Tam Nông

 

 

 

 

x

8. Cảnh ngày xuân

x

 

 

 

 

9. Chiếc lá cuối cùng

x

 

 

 

 

10. Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

x

 

 

 

 

11. Cao nguyên đá Đồng Văn

 

 

 

 

x

12. Làng

x

 

 

 

 

13. Phò giá về kinh

 

x

 

 

 

14. Chiếc lược ngà

x

 

 

 

 

15. Kiều ở lầu Ngưng Bích

x

 

 

 

 

16. Những con cá cờ

x

 

 

 

 

17. Lục Vân Tiên gặp nạn

x

 

 

 

 

18. Bàn về đọc sách

 

 

 

x

 

19. Vịnh Hạ Long: một kì quan thiên nhiên độc đáo và tuyệt mĩ

 

 

 

 

x

20. Khoa học muôn năm!

 

 

 

x

 

21. Ông lão bên chiếc cầu

x

 

 

 

 

22. Phải đọc sách cách nào?

 

 

 

x

 

Câu 2 trang 49 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Nêu tên văn bản đọc hiểu ở bài tập 1 sao cho phù hợp với tên tiểu loại hoặc kiểu văn bản ở cột bên trái trong bảng sau:

Tên tiểu loại hoặc kiểu văn bản

Tên văn bản

(ghi theo số thứ tự ở bài tập 1)

Truyện ngắn

 

Truyện thơ Nôm

Mẫu: 8, 10, 15, 17

Thơ song thất lục bát

 

Thơ tứ tuyệt Đường luật

 

Văn bản nghị luận xã hội

 

Văn bản thông tin

 

Trả lời:

Tên tiểu loại hoặc kiểu văn bản

Tên văn bản

(ghi theo số thứ tự ở bài tập 1)

Truyện ngắn

12, 9, 14, 16, 21

Truyện thơ Nôm

8, 10, 15, 17

Thơ song thất lục bát

1, 3, 4, 6, 13

Thơ tứ tuyệt Đường luật

 

Văn bản nghị luận xã hội

2, 18, 20, 22

Văn bản thông tin

5, 7, 11, 19

Câu 3 trang 49 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: (Câu hỏi 3, SGK) Đề tài và chủ đề chung của các văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 9, tập một có gì đặc sắc? Nêu ý nghĩa của các văn bản này. Cần lưu ý những gì về cách đọc các văn bản thông tin?

Trả lời:

– Đề tài và chủ đề chung của các văn bản thông tin trong Bài 3 là: giới thiệu và ca ngợi các danh lam thắng cảnh.

– Nội dung các văn bản trong Bài 3 có ý nghĩa sâu sắc trong việc giới thiệu cảnh đẹp thiên nhiên của Việt Nam và nước ngoài, giáo dục lòng tự hào về đất nước, ý thức bảo tồn và phát huy giá trị của các danh lam thắng cảnh ấy.

– Những lưu ý về cách đọc các văn bản thông tin:

+ Văn bản triển khai thông tin theo cách nào?

+ Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?

+ Đối tượng nào được giới thiệu trong văn bản?

+ Người viết chia đối tượng thành mấy loại? Trong mỗi loại lớn có những loại nhỏ nào?

+ Qua văn bản, em hiểu thêm những gì về đối tượng được giới thiệu?

Câu 4 trang 49 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Các văn bản nghị luận xã hội trong sách Ngữ văn 9, tập một có chung nội dung gì? Cần lưu ý những gì về cách đọc các văn bản này?

Trả lời:

– Các văn bản nghị luận xã hội trong sách Ngữ văn 9, tập một có chung nội dung là bàn về việc tự học và cách thức đọc sách.

– Khi đọc, cần chú ý các đặc điểm của văn bản nghị luận: mục đích thuyết phục, nêu ý kiến và làm sáng tỏ ý kiến bằng các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng.

Câu 5 trang 49 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: (Câu hỏi 5, SGK) Phân tích một số ví dụ cụ thể để thấy các văn bản trong sách Ngữ văn 9, tập một có nội dung gần gũi và thiết thực đối với đời sống hiện nay.

Trả lời:

- Qua truyện Làng của Kim Lân, có thể thấy dù bối cảnh cuộc sống có thay đổi như thế nào đi nữa thì tình yêu quê hương vẫn còn mãi, vẫn là một tình cảm gần gũi, thân thương đối với mỗi con người.

Câu 6 trang 49 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: SGK Ngữ văn 9, tập một hướng dẫn em rèn luyện những kĩ năng viết nào? Phân tích ý nghĩa và tác dụng của các kĩ năng ấy.

Trả lời:

- Kĩ năng viết:

+ Viết văn bản theo 4 bước: chuẩn bị; tìm ý và lập dàn ý, viết, kiểm tra và chỉnh sửa

+ Biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp

+ Miêu tả và tự sự trong văn thuyết minh….

- Ý nghĩa và tác dụng của các kĩ năng trên là:

+ Giúp học sinh xây dựng được một dàn ý đầy đủ và phù hợp với đề bài.

+ Giúp cho bài văn trở nên có hồn, chân thật hơn.

+ Giúp bài viết trở nên sinh động, hấp dẫn.

Câu 7 trang 50 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Các nội dung học viết của mỗi bài liên quan gì đến phần đọc hiểu trong bài học đó? Chỉ ra cụ thể bằng một số ví dụ.

Trả lời:

Các nội dung học viết của mỗi bài có sự kết nối, bổ sung với các phần đọc hiểu trong bài học đó. Phần đọc hiểu giới thiệu các tác phẩm có nội dung nào, thuộc dạng nào thì phần học viết sẽ giới thiệu cách viết bài văn liên qua đến dạng, nội dung của các tác phẩm đấy.

- Ví dụ:

Bài: Thơ sáu chữ, bảy chữ

Phần viết: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ

Cụ thể: Hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ: "Nắng mới" của Lưu Trọng Lư, Nếu mai em về Chiêm Hóa-Mai Liễu.....

- Ví dụ:

Bài: Văn bản thông tin

Phần viết: Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên,

Cụ thể: Giới thiệu hiện tượng núi lửa.....

Câu 8 trang 50 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: (Câu hỏi 8, SGK) Những nội dung rèn luyện về kĩ năng nói và nghe trong sách Ngữ văn 9, tập một liên quan như thế nào với phần Đọc hiểu và Viết? Xác định kĩ năng trọng tâm (nói, nghe hay nói nghe tương tác) ở mỗi bài học.

Trả lời:

- Nội dung rèn luyện kĩ năng nói và nghe liên quan đến nội dung phần Đọc hiểu và Viết trong mỗi bài học ở chỗ: Nội dung phần Viết dựa vào nội dung các văn bản đọc hiểu, nội dung phần Nói và nghe được chuyển từ nội dung của phần Viết để thực hành.

Ví dụ với Bài 3:

Nội dung đọc hiểu, viết

Nội dung nói và nghe

- Đọc hiểu văn bản thông tin giới thiệu một danh lam thắng cảnh.

- Viết văn bản thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

 

- Kĩ năng trọng tâm (nói, nghe hay nói nghe tương tác) ở mỗi bài học là:

+ Kể một câu chuyện tưởng tượng.

+ Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự.

+ Thuyết minh về danh lam thắng cảnh.

+ Thảo luận, lắng nghe.

Câu 9 trang 50 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: (Câu hỏi 9, SGK) Những nội dung chính của phần tiếng Việt trong sách Ngữ văn 9, tập một là gì? Các nội dung này có mối quan hệ như thế nào với phần Đọc hiểu, Viết, Nói và nghe?

Trả lời:

- Nội dung chính:

+ Từ ngữ

+ Ngữ pháp: cấu trúc, câu đơn, câu ghép, câu đặc biệt, rút gọn…

+ Hoạt động giao tiếp: biện pháp tu từ, cách dẫn trực tiếp và gián tiếp….

+ Sự phát triển của ngôn ngữ

- Mối quan hệ bổ sung, tác động qua lại lẫn nhau

Câu 10 trang 50 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Tìm một số biện pháp tu từ được sử dụng trong các văn bản thơ và thơ song thất lục bát ở Bài 1.

Trả lời:

Một số biện pháp tu từ được sử dụng trong các văn bản thơ và thơ song thất lục bát ở Bài 1 là:

- Câu hỏi tu từ

- Đảo ngữ

- Nhân hóa

- So sánh

- …

Câu 11 trang 50 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Xác định các yêu cầu đánh giá đối với năng lực đọc hiểu và năng lực viết cho bài đánh giá cuối học kì I.

Trả lời:

- Trình bày được các nội dung cơ bản đã học trong học kì II, gồm kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học.

- Hiểu được yêu cầu về mục tiêu, nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập trong việc tự đánh giá kết quả học tập cuối học kì II.

Câu 12 trang 50 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: (Phần II. Viết, SGK)

Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) giới thiệu một danh lam thắng cảnh của quê hương em.

Trả lời:

Tham khảo:

Thành phố Quảng Ninh là nơi tôi sinh ra và lớn lên. Nơi đây đã được thiên nhiên ban tặng cho những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, một trong số đó là Vịnh Hạ Long. Để di chuyển ra vịnh, chúng ta cần phải đi thuyền - đây chắc chắn sẽ là một trải nghiệm thú vị. Càng đi vào sâu trong lòng vịnh càng có cảm giác nước trong vịnh là một khối ngọc bích nhưng mềm mại uyển chuyển. Nhìn bốn bề thấy mênh mang là sóng nước hiền hòa. Xa xa, cây cầu treo Bãi Cháy nổi tiếng trông như một bàn tay xinh xắn đang vẫy chào du khách. Mỗi hòn đảo mang một hình dáng kì lạ. Tên mỗi hòn đảo lại được đặt theo hình dáng mà người ta tưởng tượng về hòn đảo đó, nào là hòn Trống Mái, đảo Con Gà, nào là hang Đầu Gỗ… Thật thú vị biết bao! Hiện nay, Vịnh Hạ Long chính là một trong những địa điểm du lịch hàng đầu của cả nước. Tôi cảm thấy rất yêu mến và tự hào về quê hương của mình.

Câu 2. Viết bài văn (khoảng 300 chữ) phân tích một điểm đặc sắc về nội dung hoặc nghệ thuật mà em yêu thích trong truyện ngắn Người đàn bà khoanh tay mỉm cười của Nguyễn Phan Hách.

Trả lời:

Tham khảo:

Nguyễn Phan Hách (1944 - 2019), một tên tuổi văn học Việt Nam hiện đại, đã ghi dấu ấn đậm nét qua tác phẩm văn học nổi tiếng, đặc biệt là truyện ngắn "Người Đàn Bà Khoanh Tay Mỉm Cười". Với cốt truyện chạm đến đời sống của những người phụ nữ lao động mới trên vùng núi, ông đã khéo léo tái hiện những khổ đau, sự hy vọng và tinh thần bất khuất của họ.

Tác phẩm mở đầu bằng việc miêu tả một người phụ nữ đơn độc, nhưng tràn đầy tình yêu thương và sự kiên trì. "Chị đã trồng nó ròng rã mỗi ngày một ít từ 20 năm nay, để thành rừng cây bây giờ." Câu này không chỉ là một miêu tả về sự nỗ lực, mà còn là biểu tượng cho sự hy vọng và mục tiêu của người phụ nữ trong cuộc sống.

Cuộc sống của nhân vật này dường như trở nên cô đơn, nhưng lại ẩn chứa sự bền bỉ và lạc quan. "Rừng là vườn nhà của chị... Rồi những trái mướp treo trĩu trịt. Đứng trước hiên, chị khoanh tay, mỉm cười." Cử chỉ nhỏ nhưng chứa đựng một thế giới lớn lao của hy vọng và tự hào.

Nguyễn Phan Hách không chỉ đi sâu vào tâm trạng của nhân vật, mà còn sử dụng ngôn từ và phong cách viết đặc biệt để tạo nên một tác phẩm độc đáo và sâu sắc. Văn phong của ông đơn giản nhưng gần gũi, giúp độc giả dễ dàng cảm nhận và hiểu được cuộc sống của nhân vật, đặc biệt là sự lạc quan của họ.

Truyện "Người Đàn Bà Khoanh Tay Mỉm Cười" không chỉ là một câu chuyện về sự hy sinh và tinh thần lạc quan, mà còn là một tác phẩm văn học đầy giá trị về cuộc sống của những người dân vùng kinh tế mới sau chiến tranh. Sự hi sinh và hy vọng được tạo hình qua những nhân vật đầy cảm xúc, làm cho tác phẩm này trở nên đặc biệt và đáng nhớ trong lòng độc giả.

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác