Sách bài tập Ngữ Văn 9 Tổng kết về văn học và tiếng Việt - Cánh diều
Với giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Tổng kết về văn học và tiếng Việt sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng làm bài tập trong SBT Văn 9.
- Câu 1 trang 48 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2
- Câu 2 trang 48 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2
- Câu 3 trang 48 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2
- Câu 4 trang 48 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2
- Câu 5 trang 48 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2
- Câu 6 trang 48 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2
- Câu 7 trang 48 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2
- Câu 8 trang 49 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2
- Câu 9 trang 49 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2
- Câu 1 trang 49 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2
- Câu 2 trang 49 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2
- Câu 1 trang 49 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2
- Câu 2 trang 50 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2
- Câu 1 trang 50 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2
- Câu 2 trang 50 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2
- Câu 1 trang 50 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2
- Câu 2 trang 50 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2
A. Tổng kết về văn học Việt Nam
Trả lời:
- Từ sơ đồ trong SGK, trang 127, chúng ta có thể trình bày hiểu biết của mình về văn học Việt Nam bằng một đoạn văn với một số thông tin chính sau:
+ Văn học Việt Nam có hai bộ phận lớn là văn học dân gian và văn học viết.
+ Văn học dân gian là văn học truyền miệng bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc thiểu số.
+ Văn học viết là văn học ghi lại bằng chữ viết, gôm chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ và chữ dân tộc thiểu số.
- Có thể lấy ý đầu làm câu chủ đề, sau đó phát triển đoạn văn bằng các ý sau theo hướng đoạn văn diễn dịch.
Trả lời:
- Văn học dân gian: là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tạo tập thể; phản ánh nhận thức, tư tưởng, tính cách của nhân dân về tự nhiên, xã hội, con người. Văn học dân gian Việt Nam hết sức đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức thể loại. Thành tựu phong phú và nổi bật nhất của văn học dân gian là những tác phẩm truyền miệng đặc sắc như kho tàng truyện cổ tích và ca dao của dân tộc Kinh; Các sử thi Đăm Săn của dân tộc Ê-đê, Đẻ đất đẻ nước của dân tộc Mường; truyện thơ Tiễn dặn người yêu của dân tộc Thái,…
- Sơ đồ trên cho em biết những thông tin về tác giả, thể loại, đặc trưng của văn học dân gian.
- Trong sách Ngữ văn cấp Trung học cơ sở (bộ sách Cánh Diều), em đã học:
+ Truyện truyền thuyết: Sự tích Hồ Gươm.
+ Truyện cổ tích: Thánh Gióng
+ Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người
+ Truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng, Đẽo cày giữ đường.
+ Truyện truyền kì: Chuyện người con gái Nam Xương.
+ Truyện, thơ dân gian: Dế chọi.
Trả lời:
Các thông tin ấy có thể trình bày dưới dạng một sơ đồ. Chẳng hạn:
– Từ khoá trung tâm là: “Văn học viết Việt Nam”.
– Cấp độ thứ 2 của sơ đồ gồm:
+ Văn học trung đại.
+ Văn học hiện đại.
– Trong “văn học trung đại” có:
+ Đặc điểm chung.
+ Ngôn ngữ và thể loại.
– Trong “văn học hiện đại” có:
+ Giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
+ Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay. Trong giai đoạn này có: văn học từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 và văn học từ sau năm 1975 đến nay.
Tham khảo sơ đồ:
Trả lời:
Đọc hiểu tác phẩm văn học (văn bản văn học) cần chú ý cả các yếu tố của văn bản và các yếu tố ngoài văn bản.
- Các yếu tố của văn bản như: đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo, bố cục, nhan đề, từ ngữ, câu văn, chi tiết, nhân vật, sự kiện, vần, nhịp, các biện pháp nghệ thuật...
- Các yếu tố về kiến thức lịch sử văn học như: bối cảnh ra đời của tác phẩm, tác gia, bối cảnh lịch sử - xã hội của mỗi giai đoạn, thời kì,
Trả lời:
- Ví dụ tác phẩm Bếp lửa:
Bài thơ được Bằng Việt sáng tác vào năm 1963, khi ông còn là chàng sinh viên 22 tuổi đang theo học ngành luật tại đại học tổng hợp Kiev (Liên Xô cũ). Khi trải qua những ngày đông lạnh giá ở xứ người, ông nhớ da diết về gia đình, về bếp lửa và những ngày ở bên bà nội. Đó là lý do mà chỉ ngay từ những câu mở bài của Bếp lửa, nhà thơ đã nhấn mạnh đầy cảm xúc: "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!" Chỉ với một câu thơ như vậy, người đọc đã dễ dàng cảm nhận được tình cảm giữa tác giả với bà của mình dù rất dung dị nhưng vẫn vô cùng sâu sắc và cảm động.
Thánh Gióng, Dế Mèn phiêu lưu kí, Sự tích Hồ Gươm, À ơi tay mẹ, Về thăm mẹ, Trong lòng mẹ, Ca dao Việt Nam, Người đàn ông cô độc giữa rừng, Dọc đường xứ Nghệ, Ông đồ, Tiếng gà trưa, Ếch ngồi đáy giếng, Những cánh buồm, Mẹ và quả, Đẽo cày giữa đường, Cây tre Việt Nam, Trưa tha hương, Tôi đi học, Nắng mới, Người mẹ vườn cau, Đổi tên cho xã, Hịch tướng sĩ, Nam quốc sơn hà, Thi nói khoác, Chiếu dời đô, Treo biển, Chuyện người con gái Nam Xương, Gói thuốc lá, Quê hương.
Trả lời:
Văn học dân gian |
Văn học viết |
Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm, Ca dao Việt Nam, Ông đồ, Tiếng gà trưa, Ếch ngồi đáy giếng, Đẽo cày giữa đường, Cây tre Việt Nam, ịch tướng sĩ, Nam quốc sơn hà, Thi nói khoác, Chiếu dời đô, Treo biển, Chuyện người con gái Nam Xương, Quê hương.
|
Dế mèn phiêu lưu kí, À ơi tay mẹ, Về thăm mẹ, Trong lòng mẹ, Người đàn ông cô độc giữa rừng, Dọc đường xứ nghệ, Những cánh buồm, Mẹ và quả, Trưa tha hương, Tôi đi học, Nắng mới, Người mẹ vườn cau, Đổi tên cho xã, Gói thuốc lá. |
Dế Mèn phiêu lưu kí, Cô bé bán diêm, Sự tích Hồ Gươm, Ông lão đánh cá và con cả vàng, Người đàn ông cô độc giữa rừng, Vụ cải trang bất thành, Dọc đường xứ Nghệ, Ông đồ, Dể chọi, Làng, Ông lão bên chiếc cầu, Tiếng gà trưa, Cái kính, Những cánh buồm, , Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, Đẽo cày giữa đường, Bạch tuộc Tôi đi học, Nắng mới, Chất làm gỉ, Người mẹ vườn cau, Đổi tên cho xã, Buổi học cuối cùng, Chiếu dời đô, Thời thơ ấu của Hon-đa, Treo biển, Chuyện người con gái Nam Xương, Gói thuốc lá, Người thứ bảy.
Trả lời:
Văn học Việt Nam |
Văn học nước ngoài |
Dế Mèn phiêu lưu kí, Sự tích Hồ Gươm Người đàn ông cô độc giữa rừng Dọc đường xứ Nghệ, Ông đồ, Dể chọi, Làng, Tiếng gà trưa, Những cánh buồm, Đẽo cày giữa đường, Tôi đi học, Nắng mới, Người mẹ vườn cau, Đổi tên cho xã, Chiếu dời đô, Treo biển, Chuyện người con gái Nam Xương, Gói thuốc lá. |
Cô bé bán diêm, Ông lão đánh cá và con cả vàng, Vụ cải trang bất thành, Ông lão bên chiếc cầu, Cái kính, Chất làm gỉ, , Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, Bạch tuộc, Buổi học cuối cùng, Thời thơ ấu của Hon-đa, Người thứ bảy. |
Lớp |
Tác phẩm |
Thể loại |
Tác giả |
6 |
Mẫu: Chích bông ơi! |
Truyện |
Cao Duy Sơn |
7 |
|
|
|
8 |
|
|
|
9 |
|
|
|
Trả lời:
Lớp |
Tác phẩm |
Thể loại |
Tác giả |
6 |
Chích bông ơi! |
Truyện |
Cao Duy Sơn |
7 |
Rồi ngày mai con đi |
Thơ tự do |
Lò Cao Nhum |
8 |
Nếu mai em về Chiêm Hóa |
Thơ sáu chữ |
Mai Liễu |
9 |
Nói với con |
Thơ tự do |
Y Phương |
Trả lời:
- Một số tác phẩm của nhà văn nữ trong sách Ngữ văn đã học cấp Trung học cơ sở (bộ sách Cánh Diều).
+ Người mẹ vườn cau
+ Mời trầu
+ …
- Một số tác phẩm của nhà văn nam trong sách Ngữ văn đã học cấp Trung học cơ sở (bộ sách Cánh Diều).
+ Mẹ và quả
+ Trưa tha hương
+ Trong lòng mẹ
+ …
B. Tổng kết về tiếng Việt
I. Từ ngữ tiếng Việt
Trả lời:
1. Từ |
|
|
Ví dụ |
Xét theo cấu tạo |
Từ đơn |
Quả |
|
Từ phức |
Từ ghép |
Xe đạp |
|
Từ láy |
Lanh lảnh |
||
Xét theo nghĩa |
Từ đa nghĩa |
chân |
|
Từ đồng âm |
Ba (bố - số 3) |
||
Từ tượng hình, tượng thanh |
Sừng sững, véo von |
||
Xét theo nguồn gốc |
Từ thuần Việt |
Mẹ |
|
Từ mượn |
Từ Hán Việt |
Trường |
|
Các từ mượn khác |
tivi |
||
Xét theo phạm vi sử dụng |
Từ toàn dân |
cha |
|
Từ địa phương |
Mô (nào) |
||
Thuật ngữ |
Sinh học |
||
Biệt ngữ |
Chém gió |
||
2. Ngữ cố định (thành ngữ) |
Thành ngữ thuần Việt |
Uống nước nhớ nguồn |
|
Thành ngữ Hán Việt |
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư |
a)
Để lời thệ hải minh sơn
Làm con trước phải đền ơn sinh thành.
b)
Than ôi! Sắc nước hương trời,
Tiếc cho đâu bỗng lạc loài đến đây?
Trả lời:
a. Thành ngữ: “Làm con trước phải đền ơn sinh thành”.
= > Bổn phận làm con cái phải luôn kính trọng, hiếu thảo và có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ, nhất là khi bố mẹ già yếu.
b. Thành ngữ “Sắc nước hương trời”
= > Ví sắc đẹp tuyệt trần, hiếm có trên đời.
II. Ngữ pháp tiếng Việt
a) Tôi với ông vốn người cùng làng, cách mặt chưa bao, đã quên nhau rồi ư? (Nguyễn Dữ)
b) Này, ông cụ non, đừng có láo! (Trần Đức Tiến)
c) Trong ba ngày ngắn ngủi đó, con bé không kịp nhận ra anh là cha. (Nguyễn Quang Sáng)
d) Thiếu những mười tám thằng cơ à? (Nguyễn Công Hoan)
Trả lời:
a.
- trợ từ “ư” – bày tỏ sự ngạc nhiên
- Phó từ “đã” - bổ sung ý nghĩa cho động từ “quên”
= > Bộc lộ cảm xúc của người nói, gây ấn tượng cho người nghe.
b.
- thán từ “này” – dùng để gọi đáp.
- Phó từ “đừng” – bổ sung ý nghĩa cho tính từ
=> Bộc lộ cảm xúc của người nói, gây ấn tượng cho người nghe.
c.
- số từ “ba ngày”
- phó từ “không”
=> Bộc lộ cảm xúc của người nói, gây ấn tượng cho người nghe.
d.
- số từ “mười tám thằng”
- trợ từ “những”, “à”
=> Bộc lộ cảm xúc của người nói, gây ấn tượng cho người nghe.
Trả lời:
- Thành phần câu:
+ Chủ - vị: Tôi đi học => Tôi: Chủ ngữ. Đi học: Vị ngữ
+ Gọi - đáp: Anh ơi! - Ơi!
+ Cảm thán: Ôi!
+ Tình thái: Chắc chắn,...
+ Chuyển tiếp: Sau đó,..
+ Phụ chú: Hôm nay, ngày 20 tháng 11 năm 2023 , trời thật đẹp
- Kiểu câu xét theo cấu tạo:
+ Câu bình thường: Cây đa cổ thụ mọc ven đường
+ Câu đặc biệt: Đẹp!
+ Câu đơn: Hoa nở.
+ Câu ghép đẳng lập: Trời hôm nay đẹp quá, nắng vàng rực.
+ Câu ghép chính phụ: Chim hót líu lo trên cành cây
+ Câu đầy đủ: Hôm nay tôi đi học.
+ Câu rút gọn: Tôi đi học.
- Kiểu câu xét theo mục đích nói:
+ Câu kể: Hôm qua tôi đi học
+ Câu hỏi: Hôm qua bạn đi học à?
+ Câu cảm: Trời đẹp quá!
+ Câu khiến: Bạn lấy hộ tôi cái bút được không?
- Cách biến đổi và mở rộng cấu trúc câu: Con mèo đánh vỡ chiếc bình hoa => Chiếc bình hoa bị con mèo đánh vỡ
- Nghĩa của câu: Có công mài sắt có ngày nên kim
+ Nghĩa tường minh: Nếu bỏ công sức ra mài một thanh sắt thì có ngày sẽ có được một cây kim
+ Nghĩa hàm ẩn: Nếu kiên trì, nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách thì có ngày sẽ thành công.
- Kiểu cấu tạo đoạn văn:
+ Diễn dịch: Lão Hạc là một nhân vật được Nam Cao xây dựng thành công và để lại ấn tượng sâu sắc, khó quên trong lòng người đọc. Ông có vợ và một người con trai duy nhất. Vợ mất sớm, vì không đủ tiền cưới vợ, con trai ông đã uất ức vô cùng mà bỏ đi đồn điền cao su. Trước khi đi, lão được người con trai tặng con chó vàng làm kỷ niệm nên ông rất yêu quý nó và đặt cho nó một cái tên rất hay. Năm ấy, vì mất mùa đói kém, bão lũ đã cướp đi hết mùa màng của lão, lão cũng lâm bệnh hiểm nghèo. Cuộc sống khốn khó đã ép lão đến bờ vực thẳm của cuộc đời, không còn cách nào khác, lão đành phải cắt ruột bán đi con chó vàng yêu quý của mình; bán xong, lão khóc như một đứa trẻ. Sợ sống sẽ ảnh hưởng đến đứa con trai duy nhất của ông, vì lỡ tâm lừa dối một con chó, ông quyết định chết theo chó trong đau đớn, tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là để giữ gìn lòng tự trọng của lão đối với con. Lão Hạc có một tấm lòng thật cao cả, đáng trân trọng.
+ Quy nạp: Con cái từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành phần lớn đều chịu ảnh hưởng và được chăm sóc từ mẹ hơn là cha. Các em được bú mẹ, được ẵm, được dỗ dành, được tắm rửa, được mẹ ru ngủ, được mẹ cho ăn, được chăm sóc khi ốm đau,...Bằng sự nhận thức về thế giới thông qua quá trình tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày. Và do tiếp xúc nhiều nên ảnh hưởng đặc biệt từ đức tính của người mẹ, đã dần dần hình thành bản tính của đứa trẻ theo kiểu "mưa dầm thấm lâu". Ngoài ra, đứa trẻ thường thích bắt chước người khác thông qua mẹ bởi đó là người mẹ nó gần gũi nhất. Phụ nữ là người quan trọng trong gia đình, là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu của gia đình.
+ Song song: Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại, đời đời cả nhân dân Việt Nam nhớ ơn. Đi đến đâu trên đất nước này, bạn cũng có thể bắt gặp Người tuy đã ra đi nhưng hình ảnh và tên gọi vẫn còn sống mãi trong tâm hồn của mỗi người dân. Người đã trọn đời cống hiến cho dân tộc, cho sự độc lập của đất nước. Sau hàng chục năm gian nan thử thách, bôn ba ở nước ngoài, Bác Hồ đã tìm thấy con đường đúng đắn để thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc, từ đó nhân dân ta có thể giành lại được chính quyền, sống trong cảnh ấm no, hạnh phúc.
+ Phối hợp: Ngày nay, vấn đề bảo vệ môi trường đang được toàn thế giới rất quan tâm. Có thể nói rằng bảo vệ môi trường chính là hoạt động mang tính xã hội, cộng đồng rất cao. Để bảo vệ môi trường có rất nhiều cách, nhưng hiệu quả nhất là mỗi người trong số chúng ta cần phải nhận thức ra được việc ô nhiễm môi trường, chung tay, góp sức của mỗi cá nhân và toàn xã hội để thực hiện điều đó. Nếu chúng ta có ý thức mỗi tuần trồng một cây xanh, mỗi tháng đi thu gom rác thải một lần và mỗi năm sử dụng túi nilon ít đi thì đã góp một phần không hề nhỏ vào việc bảo vệ môi trường của toàn xã hội. Mỗi chúng ta hôm nay hãy làm từ những việc nhỏ nhất để làm cho môi trường mà chúng ta đang sinh sống trở nên xanh, sạch, đẹp hơn. Mục tiêu của chúng ta là giảm thiểu các tác hại của biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu mà nguyên nhân chính là ô nhiễm môi trường.
III. Hoạt động giao tiếp
Trả lời:
- Ý nghĩa:
+ Đọc hiểu: Giúp người đọc hiểu rõ hơn ý nghĩa của văn bản, nhận ra những giá trị nghệ thuật mà tác giả muốn gửi gắm. Phát triển khả năng cảm thụ, thưởng thức tác phẩm văn học.
+ Viết: Giúp người viết sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác, sinh động, thể hiện được ý tưởng, cảm xúc một cách hiệu quả. Tăng sức thuyết phục cho bài viết.
+ Nói, nghe: Giúp người nói diễn đạt ý tưởng một cách sinh động, hấp dẫn, thu hút người nghe. Giúp người nghe hiểu rõ hơn nội dung được truyền tải, cảm nhận được thông điệp của người nói.
a)
Đầy nhà vang tiếng ruồi xanh
Rụng rời giọt liễu tan tành gối mai
Đồ tế nhuyễn, của riêng tây,
Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham.
(Nguyễn Du)
b)
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.
(Tố Hữu)
c)
Song mùa vui đã mang xuân tới
Đã tắt hôm nay lửa chiến trường.
(Tố Hữu)
d) Thằng bé con nhà Chẩn ho rũ rượi, ho như xé phổi ... (Nam Cao)
Trả lời:
a. Biện pháp tu từ ẩn dụ: “ruồi xanh”- bọn sai nha.
= > Thể hiện sự xấu xa, độc ác của bọn quan sai, bóc lột đàn áp nhân dân.
b. Biện pháp tu từ nhân hóa: “Việt Bắc” “không nguôi nhớ Người”
= > Thể hiện sâu sắc tha thiết tình cảm lưu luyến , thương nhớ của đồng bào các dân tộc Việt Bắc đối với Bác Hồ. Tình cảm của nhân dân bao trùm cả cảnh vật thiên nhiên núi rừng, Bác đi rừng núi cũng nhớ không quên được hình bóng người.
c. Biện pháp tu từ: Ẩn dụ “mùa vui” – “xuân tới”; “đã tắt” – “lửa chiến trường”
=> Thể hiện chiến thắng, niềm vui của đất nước đã tới. Niềm vui ấy đã dập tắt ngọn lửa chiến tranh, đem lại hòa bình và niềm vui cho đất nước.
IV. Sự phát triển của ngôn ngữ
Trả lời:
- Viết bằng chữ Hán: Sông núi nước Nam - Hịch tướng sĩ - Nhật kí trong tù…
- Viết bằng chữ Nôm: Quốc âm thi tập - Truyện Kiều - Truyện Lục Vân Tiên…
- Viết bằng chữ Quốc ngữ: Tuyên ngôn Độc lập - Tắt đèn - Lão Hạc - Dế Mèn phiêu lưu kí…
Câu 2 trang 50 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Xếp những từ lai tạo sau vào các nhóm nêu ở bên dưới:
am pe kế, áo bào, áo giáp, áo pull, áo trấn thủ, binh lính, lính thuỷ, nội thành, ngoại thành, quần jean, quần soóc, sân thượng, sổ hồng, tàu hoả, tiền chiến, xe buýt, xe gíp, vôn kế.
a) Từ gồm các yếu tố Hán Việt, ví dụ: nội thành,...
b) Từ gồm các yếu tố Việt kết hợp với yếu tố Hán Việt, ví dụ: lính thuỷ,…
c) Từ gồm các yếu tố Việt kết hợp với yếu tố Pháp (hoặc Anh), ví dụ: áo pull,..
d) Từ gồm các yếu tố Hán Việt kết hợp với yếu tố Pháp (hoặc Anh), ví dụ: am pe kế,...
Trả lời:
Từ gồm các yếu tố Hán Việt |
Từ gồm các yếu tố Việt kết hợp với yếu tố Hán Việt |
Từ gồm các yếu tố Việt kết hợp với yếu tố Pháp (hoặc Anh) |
Từ gồm các yếu tố Hán Việt kết hợp với yếu tố Pháp (hoặc Anh) |
áo bào, binh lính, nội thành, tàu hoả
|
áo giáp, áo trấn thủ, lính thuỷ, sân thượng, sổ hồng, tiền chiến. |
áo pull, quần jean, quần soóc, xe buýt. |
am pe kế, xe gíp, vôn kế. |
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều