Phát triển các ý đã nêu trong mục Tìm ý và lập dàn ý của bài tập Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Câu 2 trang 18 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Phát triển các ý đã nêu trong mục b) Tìm ý và lập dàn ý (SGK, trang 46) của bài tập “Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)” bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

– Nội dung chính của đoạn trích là gì?

– Nghệ thuật của đoạn trích có gì đặc sắc?

– Các yếu tố hình thức nghệ thuật ấy đã làm nổi bật nội dung của đoạn trích như thế nào?

Qua đoạn trích, Nguyễn Du đã thể hiện được tấm lòng (chữ tâm) và tài năng (chữ tài) như thế nào?

Trả lời:

– Nội dung chính của đoạn trích tập trung tái hiện diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều khi bị giam cầm ở lầu Ngưng Bích.

– Đoạn trích thể hiện rất rõ bút pháp tả cảnh ngụ tình đúng như Nguyễn Du từng viết: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu / Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.”. Tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ... miêu tả bức tranh ngoại cảnh nhằm diễn tả diễn biến tâm trạng (nội tâm) của Thuý Kiều.

– Các yếu tố hình thức nghệ thuật nêu trên đã góp phần khắc hoạ diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều từ buồn bã, nhớ nhung đến lo lắng, sợ hãi,... theo bút pháp tả cảnh ngụ tình đã nêu.

– Qua đoạn trích, Nguyễn Du đã thể hiện được tấm lòng (chữ tâm) và tài năng (chữ tài):

+ Thể hiện sự thấu hiểu tâm trạng Thuý Kiều trong tình huống bi kịch; thông cảm sâu sắc với con người trong hoàn cảnh khó khăn, bi đát,... (chữ tâm).

+ Sử dụng xuất sắc nghệ thuật miêu tả nội tâm với nhiều từ ngữ, hình ảnh ước lệ, tượng trưng, các biện pháp tu từ,... để thể hiện rất hiệu quả diễn biến tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều (chữ tài).

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài tập viết trang 18, 19 Tập 1 hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác