SBT Ngữ văn 8 Cánh diều Cái kính

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Cái kính sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Văn 8.

Câu 1 trang 42 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đặc điểm truyện cười thường thể hiện trên những phương diện nào?

Trả lời:

Đặc điểm truyện cười thường thể hiện trên những phương diện như: cốt truyện, nhân vật, hành động, lời thoại, thủ pháp trào phúng, kết thúc bất ngờ,... Các em dựa vào các yếu tố vừa nêu để làm rõ những đặc điểm truyện cười thông qua văn bản Cái kính.

Câu 2 trang 42 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Dẫn ra một số truyện cười dân gian và truyện cười hiện đại mà em biết. Chỉ ra mâu thuẫn tạo nên tiếng cười trong một truyện cười mà em đã nêu lên.

Trả lời:

Ví dụ: Truyện cười hiện đại: Cách vào đề bá đạo của thầy giáo

Đầu giờ học toán, cô giáo đưa ra một bài kiểm tra cho cả lớp.

– Tôi hỏi bạn, nhạc ăn cắp được gọi là gì?

– Thưa thầy là đạo văn!

– Ăn cắp ý tưởng là gì?

– Đó là một ý tưởng!

Ăn trộm thơ gọi là gì?

– Đó là một nhà thơ!

– Còn trộm răng thì sao?

Cả lớp ngơ ngác nhìn nhau…

– Mở sách ra, hôm nay chúng ta sẽ học … “đạo hàm”.

Ví dụ: Truyện cười dân gian: Lợn cưới áo mới

Có anh tính hay khoe của. Một hôm, may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen.

Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.

Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to:

– Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo:

– Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

→ Mâu thuẫn tạo nên tiếng cười:

- Yếu tố gây cười:

+ Anh “áo mới” đã đứng hóng trước cửa từ sáng tới chiều, sự kiên nhẫn củaanh ta là rất đáng khen nhưng chỉ khi nó được áp dụng vào đúng mục đích. Thế mà, anh ta lại dùng quỹ thời gian đó chỉ để đợi lời khen sáo rỗng của người khác về chiếc áo mới của mình. Điều đó thật lố bịch và có phần trẻ con.

+ Và đúng là trời không phụ lòng người đã mang đến anh lợn cưới cho anhta, “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không”. Tình tiết gây cười bật ra ngay trong câu hỏi của anh tìm lợn “Lợn cưới”:  Không nhất thiết phải nói là "lợn cưới", chỉ cần nói "lợn" là đủ nhưng anh chàng cứ cố nhấn mạnh yếu tố "cưới" ở đây để khoe của, khoe con lợn của mình.

+ Tuy nhiên anh chàng này lại gặp ngay "đối thủ" khoe khoang cũng ngang cơ mình. Anh được hỏi cũng chẳng vừa, lẽ ra chỉ cần thông báo điều mà người hỏi muốn biết, anh lại cũng tranh thủ khoe luôn chiếc áo mới của mình “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!”

- Tác giả dân gian kích thích tiếng cười của ta nhiều lần và làm cho tiếng cười nâng lên dần tầng mức rồi kết thức nó khi đạt đến tuyệt đỉnh. Đó chính là nghệ thuật tiệm tiến, hay còn là cách bố cục gói kín mở nhanh.

- Bên cạnh đó, tiếng cười còn được tạo nhờ cách sử dụng ngôn ngữ khoe lố bịch; qua việc miêu tả điệu bộ, hành động của nhân vật; nghệ thuật phóng đại; …

Câu 3 trang 42 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 3, SGK) Em có nhận xét gì về các bác sĩ khám mắt và nhân vật “tôi” trong truyện cười này? Điều gì là sự thật và điều gì đã được phóng đại?

Trả lời:

- Các bác sĩ khám mắt trong truyện tuy là có người đi du học về, đều là người có học thức, trình độ chuyên môn nhưng khi khám cho bệnh nhân thì đều khám không có tâm, khám qua loa, dối trá để khiến bệnh nhân vừa tốn tiền, tốn thời gian và vẫn không giúp gì được cho bệnh nhân.

- Nhân vật “tôi” là người thích sĩ diện, chỉ vì muốn bản thân mình trông thật tri thức mà đã kiên quyết đi cắt kính để rồi vừa tốn tiền của lẫn thời gian, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt mặc dù mặt anh ta vẫn bình thường.

- Sự thật: mắt nhân vật “tôi” bình thường, không có vấn đề gì cả.

- Điều được phóng đại: mỗi lần đi khám lại phát hiện ra một loại bệnh về mắt.

Câu 4 trang 42 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Hãy phân tích một số đặc điểm của truyện cười được thể hiện ở văn bản Cái kính.

Trả lời:

- Truyện kể về những lần đi khám và cắt mắt kính của nhân vật “tôi”, và khi mắt anh có thể nhìn thấy rõ ràng cũng là lúc mắt kính bị vỡ.

- Truyện xây dựng hình tượng nhân vật đại diện cho những con người sĩ diện, bất chấp mọi thứ chỉ để đạt được điều mình mong muốn, đồng thời, hình tượng các bác sĩ khám mắt cho nhân vật “tôi” ai cũng khám sai nhưng đều chê người khám trước là lang băm, ngu dốt.

- Truyện đưa ra các chi tiết gây cười theo trình tự logic, tạo nên những tình huống bất ngờ kết hợp sử dụng biện pháp trào phúng khiến câu chuyện về nhân vật “tôi” trở nên hấp dẫn, hài hước.

Câu 5 trang 42 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 5, SGK) Theo em, truyện Cái kính nêu lên và châm biếm, phê phán điều gì? Điều đó có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay như thế nào?

Trả lời:

- Truyện nêu lên và châm biếm, phê phán những thành phần ưa sĩ diện trong xã hội. Trong truyện, nhân vật tôi vì muốn sĩ diện cho giống tri thức nên đi khám để cắt kính đeo. Các bác sĩ thì sĩ diện tỏ ra mình giỏi nên đều chê người trước nhưng rồi kết cục ai cũng khám sai cho nhân vật tôi. Điều đó vẫn có ý nghĩa đối với cuộc sống hôm nay bởi tồn tại rất nhiều người như thế.

Lời giải sách bài tập Văn 8 Bài 4: Hài kịch và truyện cười hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 8 Cánh diều khác