Sách bài tập Ngữ Văn 8 Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 - Cánh diều

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Văn 8.

Câu 1 trang 51 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Xác định thể loại hoặc kiểu văn bản trong bảng sau cho phù hợp với các văn bản đọc hiểu ở SGK Ngữ văn 8, tập một.

STT

Tên văn bản đã học

Thể loại hoặc kiểu văn bản

Truyện

Thơ

Kịch

Văn bản nghị luận

Văn bản thông tin

1

Nắng mới

 

 

 

 

 

2

Nếu mai em về Chiêm Hoá

 

 

 

 

 

3

Sao băng

 

 

 

 

 

4

Gió lạnh đầu mùa

 

 

 

 

 

5

Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI

 

 

 

 

 

6

Quê người

 

 

 

 

 

7

Lũ lụt là gì? - Nguyên nhân và tác hại

 

 

 

 

 

8

Đường về quê mẹ

 

 

 

 

 

9

Đổi tên cho xã

 

 

 

 

 

10

Cái kính

 

 

 

 

 

11

Hịch tướng sĩ

 

 

 

 

 

12

Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường?

 

 

 

 

 

13

Nước Đại Việt ta

 

 

 

 

 

14

Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

 

 

 

 

 

15

Thi nói khoác

 

 

 

 

 

16

Chiếu dời đô

 

 

 

 

 

17

Người mẹ vườn cau

 

 

 

 

 

18

Treo biển

 

 

 

 

 

19

Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

 

 

 

 

 

20

Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

 

 

 

 

 

21

Tôi đi học

 

 

 

 

 

22

Chuỗi hạt cườm màu xám

 

 

 

 

 

Trả lời:

STT

Tên văn bản đã học

Thể loại hoặc kiểu văn bản

Truyện

Thơ

Kịch

Văn bản nghị luận

Văn bản thông tin

1

Nắng mới

 

x

 

 

 

2

Nếu mai em về Chiêm Hoá

 

x

 

 

 

3

Sao băng

 

 

 

 

x

4

Gió lạnh đầu mùa

x

 

 

 

 

5

Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI

 

 

 

 

x

6

Quê người

 

x

 

 

 

7

Lũ lụt là gì? - Nguyên nhân và tác hại

 

 

 

 

x

8

Đường về quê mẹ

 

x

 

 

 

9

Đổi tên cho xã

 

 

x

 

 

10

Cái kính

x

 

 

 

 

11

Hịch tướng sĩ

 

 

 

x

 

12

Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường?

 

 

 

 

x

13

Nước Đại Việt ta

 

 

 

x

 

14

Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

 

 

x

 

 

15

Thi nói khoác

x

 

 

 

 

16

Chiếu dời đô

 

 

 

x

 

17

Người mẹ vườn cau

x

 

 

 

 

18

Treo biển

x

 

 

 

 

19

Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

 

 

 

x

 

20

Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

 

 

 

x

 

21

Tôi đi học

x

 

 

 

 

22

Chuỗi hạt cườm màu xám

x

 

 

 

 

Câu 2 trang 52 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Nêu tên văn bản đọc hiểu ở bài tập 1 sao cho phù hợp với tên tiểu loại hoặc kiểu văn bản ở cột bên trái trong bảng sau:

Tên tiểu loại hoặc kiểu văn bản

Tên văn bản

(ghi theo số thứ tự ở bài tập l)

Truyện ngắn

 

Truyện cười

Mẫu: 10, 15, 18

Thơ sáu chữ

 

Thơ bảy chữ

 

Hài kịch

 

Văn bản nghị luận xã hội

 

Văn bản thông tin

 

Trả lời:

Tên tiểu loại hoặc kiểu văn bản

Tên văn bản

(ghi theo số thứ tự ở bài tập l)

Truyện ngắn

4, 17, 21, 22

Truyện cười

10, 15, 18

Thơ sáu chữ

2

Thơ bảy chữ

1, 6, 8

Hài kịch

9, 14

Văn bản nghị luận xã hội

11, 13, 16, 19, 20

Văn bản thông tin

3, 5, 7, 12,

Câu 3 trang 53 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 3, SGK) Nhận xét về nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc,...) của các văn bản thơ (sáu chữ, bảy chữ) trong Bài 2 và nêu một số điểm cần lưu ý về cách đọc thể thơ này.

Trả lời:

- Nhận xét về nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc,...) của các văn bản thơ (sáu chữ, bảy chữ) trong Bài 2: Các văn bản là những dòng thơ hoài niệm về quá khứ về quê hương, gia đình qua đó thể hiện nỗi nhớ quê hương, gia đình của tác giả.

- Nêu một số điểm cần lưu ý về cách đọc thể thơ:

+ Thơ sáu chữ là thể thơ mỗi dòng có sáu chữ. Các dòng thơ trong bài thường ngắt nhịp 2/2/2, 2/4 hoặc 4/2, có khi ngắt nhịp 3/3

+ Thơ bảy chữ là thể thơ mỗi dòng có bảy chữ. Các dòng trong bài thơ thường ngắt nhịp 4/3, cũng có khi ngắt nhịp 3/4. Cách ngắt nhịp còn phụ thuộc vào nghĩa của câu thơ, dòng thơ.

+ Bài thơ 6 chữ hoặc 7 chữ thường có nhiều vần. Vần thường là vần chân hoặc vần cách.

Câu 4 trang 53 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Đề tài và chủ đề chung của các văn bản thông tin ở Bài 3 có gì đặc sắc? Nêu ý nghĩa của các văn bản này. Cần lưu ý những gì về cách đọc các văn bản thông tin trong Bài 3?

Trả lời:

- Đề tài và chủ đề chung của các văn bản thông tin ở Bài 3 là giải thích một hiện tượng tự nhiên. Văn bản trả lời các câu hỏi:  Hiện tượng đó là gì? Tại sao có hiện tượng đó? Chúng có lợi hay có hại như thế nào? Cần làm gì để tận dụng lợi ích và khắc phục ảnh hưởng xấu của chúng?... Văn bản tập trung nêu lên và trả lời các câu hỏi ấy bằng những kiến thức có cơ sở khoa học là văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên.

- Khi đọc các văn bản thông tin, cần chú ý nội dung ý tưởng và hướng triển khai thông tin theo một cách hoặc kết hợp những cách khác nhau như: trình bày theo trật tự thời gian, quan hệ nguyên nhân – kết quả, mức độ quan trọng hay phân loại đối tượng.

Câu 5 trang 53 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 5, SGK) Nêu nội dung chính của các văn bản hài kịch và truyện cười trong Bài 4, từ đó nhận xét và phân tích ý nghĩa tiếng cười được thể hiện trong các văn bản này.

Trả lời:

- Bài 4 học các văn bản sau: Đổi tên cho xã (trích vở hài kịch Bệnh sĩ của Lưu Quang Vũ), Cải kính (Nê-xin), Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (trích vở kịch Trưởng giả học làm sang của Mô-li-e), Thi nói khoác và Treo biển (truyện cười dân gian Việt Nam).

- HS nêu nội dung chính và ý nghĩa của tiếng cười trong mỗi văn bản trên theo bảng, ví dụ:

Tên văn bản

Nội dung chính

Ý nghĩa tiếng cười

Đổi tên cho xã (Lưu Quang Vũ)

Phản ánh hiện tượng thích phô trương, hình thức, giả tạo,... không chú ý đến  chất lượng. 

Phê phán “bệnh” thành tích, háo danh và ca ngợi sự trung thực, thẳng thắn,..

Cải kính (Nê-xin)

Truyện nêu lên và châm biếm, phê phán những thành phần ưa sĩ diện trong xã hội. Trong truyện, nhân vật tôi vì muốn sĩ diện cho giống tri thức nên đi khám để cắt kính đeo. Các bác sĩ thì sĩ diện tỏ ra mình giỏi nên đều chê người trước nhưng rồi kết cục ai cũng khám sai cho nhân vật tôi. Điều đó vẫn có ý nghĩa đối với cuộc sống hôm nay bởi tồn tại rất nhiều người như thế.

Truyện Cái kính nêu lên và châm biếm, phê phán về "bệnh tưởng" và việc khám chữa bệnh chuyên moi tiền của một số bác sĩ dởm.

Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Mô-li-e)

Vở hài kịch không chỉ mang tính chất giải trí mà còn qua đó phê phán những con người đã dốt còn học đòi làm sang, tạo nên những tiếng cười đáng suy ngẫm.

Trào phóng, nổ tung những tiếng cười châm biếm thói lố bịch, háo danh, ưa nịnh, thích được tâng bốc của bọn quý tộc phong kiến lỗi thời.

Thi nói khoác

Phê phán những kẻ có tính khoác lác. Câu chuyện là một lớp đối thoại của các vị quan với nhau, ai nấy đầu khoái chí với lời nói khoác của mình nhưng cuối cùng vẫn phải sợ hãi trước lời nói khoác của anh lính hầu.

Truyện Thi nói khoác chủ yếu nhằm mục đích châm biếm, đả kích, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

Treo biển

Câu chuyện phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến, không suy xét kĩ khi nghe ý kiến của người khác.

Truyện “Treo biển” đã tạo nên tiếng cười vui vẻ, có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu bản lĩnh, thiếu suy nghĩ độc lập khi làm việc, cũng như khi nghe người khác góp ý, nhận xét. Đó là những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe ý kiến của người khác.

Câu 6 trang 53 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 6, SGK) Các văn bản trong Bài 5 có chung nội dung gì? Cần lưu ý những gì về cách đọc các văn bản này?

Trả lời:

- Các văn bản trong Bài 5 có chung nội dung chung là văn bản nghị luận xã hội thời kì trung đại. Khi đọc các văn bản nghị luận cần xác định được các luận đề bao trùm bài viết, các luận điểm, luận cứ, ý kiến đánh giá của người viết cùng các dẫn chứng chứng minh.

Câu 7 trang 53 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 8, SGK) Các dạng văn bản cụ thể được luyện viết trong sách Ngữ văn 8, tập một thuộc những kiểu văn bản nào? Chỉ ra mối quan hệ giữa phần Viết và phần Đọc hiểu của mỗi bài học.

Trả lời:

- Các dạng văn bản cụ thể được luyện viết trong sách Ngữ văn 8, tập một thuộc những kiểu văn bản

+ Bài 1: Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội

+ Bài 2: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ

+ Bài 3: Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

+ Bài 4: Nghị luận về một vấn đề của đời sống

+ Bài 5: Nghị luận về một vấn đề của đời sống

- Giữa phần viết và phần đọc hiểu của mỗi bài học có quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi bài viết đều có cùng chủ đề hoặc cùng kiểu văn bản với các văn bản đọc hiểu.

Câu 8 trang 53 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Nêu các bước tiến hành viết một văn bản theo thứ tự trước sau; chỉ ra nhiệm vụ của mỗi bước.

Trả lời:

Thứ tự các bước

Nhiệm vụ cụ thể

Bước 1: Chuẩn bị

Thu thập, lựa chọn tư liệu và thông tin về vấn đề sẽ viết.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm các ý dự liệu sẽ đưa vào bài viết.

- Sắp xếp các ý theo thứ tự và thêm thắt đầu đuôi để tạo lập dàn ý.

Bước 3: Viết bài

- Dùng giọng văn của bản thân viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh từ dàn ý đã chuẩn bị.

Bước 4: kiểm tra và chỉnh sửa bài viết

- Kiểm tra câu chữ diễn đạt đã chuẩn chỉ chưa.

- Kiểm tra lỗi chính tả.

Câu 9 trang 53 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 10, SGK) SGK Ngữ văn 8, tập một hướng dẫn em rèn luyện những kĩ năng viết nào? Phân tích ý nghĩa và tác dụng của các kĩ năng ấy.

Trả lời:

- Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập một hướng dẫn em rèn luyện những kĩ năng viết: Viết văn ghi lại kỉ niệm, cảm nhận về một bài thơ, thuyết minh về một hiện tượng tự nhiên, nghị luận về một vấn đề trong xã hội.

=> Các kỹ năng ấy giúp học sinh biết cách làm văn khi gặp các dạng đề bài này. Biết cách nhìn nhận và phân tích vấn đề theo các hướng khác nhau.

Câu 10 trang 53 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Các nội dung học Viết của mỗi bài liên quan gì đến phần Đọc hiểu trong bài học đó? Chỉ ra cụ thể bằng một số ví dụ.

Trả lời:

Các nội dung học viết của mỗi bài có sự kết nối, bổ sung với các phần đọc hiểu trong bài học đó. Phần đọc hiểu giới thiệu các tác phẩm có nội dung nào, thuộc dạng nào thì phần học viết sẽ giới thiệu cách viết bài văn liên qua đến dạng, nội dung của các tác phẩm đấy.

Ví dụ:

Bài: Thơ sáu chữ, bảy chữ

Phần viết: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ

Cụ thể: Hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ: "Nắng mới" của Lưu Trọng Lư, Nếu mai em về Chiêm Hóa-Mai Liễu.....

Ví dụ:

Bài: Văn bản thông tin

Phần viết: Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên,

Cụ thể: Giới thiệu hiện tượng núi lửa.....

Câu 11 trang 54 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 12, SGK) Nêu những nội dung chính được rèn luyện về kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 8, tập một. Xác định trọng tâm phần Nói và nghe của mỗi bài học.

Trả lời:

- Những nội dung chính được rèn luyện về kĩ năng nói và nghe trong sách Ngữ văn 8, tập một:

+ Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội.

+ Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống

+ Tóm tắt nội dung thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

+ Thảo luận ý kiến về một hiện tượng trong đời sống

+ Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học.

- Trọng tâm phần nói và nghe: Thực hành, chú ý 3 yếu tố: nội dung, kĩ năng và thái độ, tình cảm khi nói – nghe.

Câu 12 trang 54 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Dẫn ra hai ví dụ để làm rõ: nội dung nói và nghe ở Ngữ văn 8, tập một liên quan đến nội dung đọc hiểu và viết.

Trả lời:

Học nói học nghe sẽ giúp chúng ta rèn luyện kĩ năng tiếp thu nội dung thông tin cả về thái độ và tình cảm khi nghe và nói, vận dụng vào trong bài viết của mình và rút được bài học khi đọc hiểu vấn đề

- Nội dung rèn luyện kĩ năng nói và nghe có liên quan mật thiết với nội dung đọc hiểu và viết trong mỗi bài học.

- Nội dung rèn luyện kĩ năng nói và nghe có cùng chủ đề hoặc cùng kiểu văn bản với các văn bản đọc hiểu và viết trong mỗi bài học.

* Ví dụ ở bài 5 nội dung phần rèn luyện kỹ năng nghe và nói là "Nghe và tóm tắt lại nội dung chính của một bài thuyết trình về một vấn đề của đời sống" thì các văn bản đọc hiểu là nghị luận về một vấn đề xã hội, bài viết cũng là nghị luận về một vấn đề của đời sống.

Câu 13 trang 54 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 14, SGK) Nêu những nội dung chính của phần tiếng Việt trong sách Ngữ văn 8, tập một. Các nội dung này có mối quan hệ như thế nào với phần Đọc hiểu, Viết, Nói và nghe?

Trả lời:

Bốn nội dung lớn về tiếng Việt trong sách Ngữ văn 8 là: Từ ngữ, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, sự phát triển của ngôn ngữ. Trong đó có các nội dung chính như:

- Bài 1 với các bài luyện tập trợ từ và thán từ

- Bài 2 với các bài tập từ đồng nghĩa, trái nghĩa, sắc thái nghĩa của từ.

- Bài 3 với các cách trình bày đoạn văn, phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

- Bài 4 với các bài về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

- Bài 5 với các bài tập về từ ghép Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ.

Các nội dung này là những vấn đề được sử dụng nhiều trong các văn bản của phần đọc hiểu và được áp dụng trong quá trình viết bài, quá trình rèn luyện kỹ năng nói và nghe.

Câu 14 trang 54 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tìm một số biện pháp tu từ được sử dụng trong các truyện ngắn ở Bài I.

Trả lời:

Các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài 1 là:

Nhân hóa: Đất trời khô, cơn gió vi vu bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo,

So sánh: Những cây lan trong chậu, lá rung động và hình như sắt lại vì rét.

......

Câu 15 trang 54 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Xác định các yêu cầu đánh giá đối với năng lực đọc hiểu và năng lực viết cho bài đánh giá cuối học kì I.

Trả lời:

Về năng lực đọc hiểu:

Nhận biết được các thể loại văn bản: truyện ngắn, thơ sáu chữ, bảy chữ, văn bản thông tin, hài kịch và truyện cười, nghị luận xã hội

Biết cách thực hiện đọc hiểu văn bản: truyện ngắn, thơ sáu chữ, bảy chữ, văn bản thông tin, hài kịch và truyện cười, nghị luận xã hội

Về năng lực viết:

Biết kể lại câu chuyện, hoạt động có sử dụng miêu tả, biểu cảm.

Nhận biết cách làm một bài thơ sáu chữ, bảy chữ. Biết cách viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ sáu chữ, bảy chữ.

Biết cách viết bài nghị luận về một vấn đề của đời sống (nghị luận xã hội) và bài phân tích một tác phẩm văn học (nghị luận văn học).

Biết làm bài giải thích một hiện tượng hoặc sự vật

Nhận biết và biết cách làm bài kiến nghị về một vấn đề đời sống.

Câu 16 trang 54 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Phần II. Viết, SGK) Chọn một trong hai đề sau để viết thành bài văn ngắn

Đề 1. Giới thiệu về một hiện tượng tự nhiên mà em yêu thích.

Đề 2. Suy nghĩ về một thói hư tật xấu của người Việt làm ảnh hưởng tới lòng tự hào dân tộc.

Trả lời:

– Đề 1. Giới thiệu về một hiện tượng tự nhiên mà em yêu thích. Đây là yêu cầu viết văn bản thuyết minh (thuộc kiểu văn bản thông tin). HS đã được đọc hiểu và học cách viết một văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên. Vì thế, các em có thể viết bài thuyết minh về một hiện tượng. Đề nêu theo dạng mở để HS tự xác định hiện tượng tự nhiên yêu thích cho phù hợp. Yêu cầu về ý ở đề này chỉ cần HS nêu lên theo lô gích sau:

+ Nêu hiện tượng tự nhiên mà em yêu thích là hiện tượng nào. Mô tả hiện tượng tự nhiên ấy theo hiểu biết của mình.

+ Giải thích vì sao có hiện tượng ấy.

+ Có thể nêu các tác động tích cực và tiêu cực của hiện tượng (nếu có).

+ Cảm nghĩ, nhận xét của em về hiện tượng tự nhiên đã giới thiệu.

* Bài mẫu tham khảo:

Mẹ thiên nhiên đã mang đến cho con người hệ sinh thái tuyệt vời, còn tặng kèm cho chúng ta những hiện tượng thiên nhiên đầy kì thú, hấp dẫn. Cầu vồng là một hiện tượng dễ thấy, phổ biến nhất trong số đó.

Cầu vồng là những dải màu sắc đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím xếp liền kề nhau, xuất hiện trên bầu trời ngay sau cơn mưa. Đây là một hiện tượng vật lí khá thú vị. Ánh sáng Mặt Trời được tạo ra bởi các màu sắc hỗn hợp mà mắt người không nhìn thấy được. Chỉ khi được chiếu qua một tấm kính thủy tinh, các tia sáng bị bẻ cong tạo thành khúc xạ và tạo ra dải màu sắc liên tục. Ta gọi dải màu đó là quang phổ.

Trong tự nhiên, các giọt nước có thể đóng vai trò của một lăng kính. Khi trời vừa mưa xong, các hạt nước vẫn còn đọng lại trong không khí. Ánh Mặt Trời chiếu lên nó sẽ bị bẻ cong và phản xạ lại, đi ra ngoài theo góc 42 độ. Các màu sắc trong ánh sáng mặt trời sẽ được chiếu theo thứ tự: màu đỏ bị bẻ cong ít nhất và màu tím bị bẻ cong nhiều nhất. Đó chính là cầu vồng mà ta thường thấy.

Hiện tượng quang học này được tạo ra từ ánh sáng mặt trời và hơi nước, thế nên nó chỉ xuất hiện sau cơn mưa. Để ngắm nhìn cầu vồng, ta phải đứng thật xa, quay lưng về phía Mặt Trời.

Ngoài hiện tượng cầu vồng bình thường, ta cũng có thể bắt gặp cầu vồng đôi. Hiện tượng này xuất hiện do sự nhiễu xạ ánh sáng. Ngoài cầu vồng chính, sẽ có một cầu vồng phụ có dải ảnh sáng ngược lại, mờ nhạt hơn xuất hiện ở phía trên.

Cầu vồng cũng có thể xuất hiện vào ban đêm nhờ có ánh sáng Mặt Trăng. Hiện tượng này được gọi là Moonbow.

Khi đến những khu vực thác nước, bạn cũng có thể bắt gặp cầu vồng. Những tia nước bắn lên từ mặt thác khiến cho hơi nước luôn được giữ trong không khí, phản chiếu ánh sáng Mặt Trời tạo ra cầu vồng.

Cầu vồng là một hiện tượng thiên nhiên kì thú, rất dễ bắt gặp. Mọi người thường quan niệm khi nhìn thấy cầu vồng bạn sẽ gặp được may mắn. Còn bạn, bạn nghĩ sao về hiện tượng này?

 

– Đề 2. Suy nghĩ về một thói hư tật xấu của người Việt làm ảnh hưởng tới lòng tự hào dân tộc.

+ Trong sách Ngữ văn 8, tập một có học Bài 5 về văn bản nghị luận. Trong đó có các văn bản đặt ra vấn đề những phẩm chất và thói hư tật xấu cần khắc phục của người Việt Nam như Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (Vũ Khanh, Nam Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? (Dương Trung Quốc). Đề 2 chọn mặt vẫn là tin quan đến các văn bản đã học trong Bài 5 để HS bàn luận.

+ Việt bài nghị luận về một vấn đề xã hội cũng là một trọng tâm cần ôn luyện và kiêm tra, đánh giá. Kiểu bài ở đề này cũng là kiểu bài HS đã học và được làm quen. Vì thế, HS cân vận dụng những gì đã học vào ngữ liệu mới để viết bài. Với đề này, HS trước hết phải hiểu yêu cầu của đề (về kiểu văn bản, đề tài và vấn đề trọng tâm...), lựa chọn được thói hư tật xấu cần bàn luận, các biểu hiện và lí giải vì sao các thói hư tật xấu ấy lại ảnh hưởng đến lòng tự hào dân tộc ...

* Bài văn mẫu tham khảo:

Nhìn lại vốn văn hóa của dân tộc, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu có nêu ra một nhận xét về cách sống trong truyền thống của người Việt rất đáng để suy ngẫm ấy là "Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn". Trước ý kiến ấy một câu hỏi đã được đặt ra rằng, liệu lối sống của người Việt từ xa xưa và cho đến hôm nay có bản chất thực sự là gì, nó là sự khôn khéo hay chỉ là thói khôn vặt, lọc lõi. Câu hỏi này lại càng trở nên quan trọng và cần một lời giải đáp hợp lý khi mà đất nước đang bước vào hội nhập sâu rộng, vươn ra thế giới, hòa nhập mà không hòa tan, thì việc khẳng định và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong lối sống, văn hóa, phong tục tập quán lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Trước hết xét về câu nói của Trần Đình Hượu, ông đã chỉ rõ ra được mặt hạn chế và tích cực trong lối sống và cách tư duy của con người Việt Nam từ nhiều đời. Đó là việc người Việt ta không lấy việc thông minh, tài năng vượt trội làm điều để ca tụng, mà thay vào đó một con người có cách ứng xử, khéo léo, giải quyết được những tình huống khó xử, biết bảo toàn bản thân lại được ca tụng hơn cả. Như vậy thế nào được gọi là lối sống khôn khéo? Có thể hiểu một cách đơn giản khôn khéo là lối ứng xử khôn ngoan, khéo léo, hợp lòng người, vừa linh hoạt, vừa sáng tạo, đối phó được với các tình huống khó khăn, vừa không làm mất lòng người khác, nhưng cũng lại chu toàn được lợi ích của bản thân. Xét theo tiêu chuẩn khoa học hiện đại thì người có lối sống khôn khéo được đánh giá là người có chỉ số cảm xúc (EQ) cao, và bản thân những người này thường có ưu thế vượt trội trong xã hội về khả năng giao tiếp, gây dựng mối quan hệ hơn so với những người có chỉ số thông minh (IQ) ở mức tương tự.

Xét về nguồn gốc của truyền thống sống khôn khéo của người Việt ta, tức là phải nhắc về bề dày lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước nhiều khó khăn trắc trở, khởi thủy từ bên bờ con sông Hồng. Trong đó lại có đến gần 1000 năm bị giặc phương Bắc đô hộ, hơn 100 năm bị đế quốc xâm lược, tàn phá. Như vậy việc giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, không còn đơn thuần là dựa vào ý chí kiên cường mà còn nhờ vào sự khôn khéo trong lối sống, cách cư xử trước là để bảo vệ bản thân, gia đình, sau là để bảo vệ giống nòi và phong tục tập quán. Lối sống khôn khéo cũng từ ấy mà ra. Cứ nhìn lại những câu chuyện về việc đối đáp của nhân dân ta với sứ thần các nước phương Bắc là khắc thấy sự khôn khéo của người Việt ví như chuyện Trạng Lường cân voi to - đo giấy mỏng, truyện Trạng Hiền giải câu đố hóc búa của sứ nhà Nguyên: Xâu sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc xoắn,... Hoặc đơn cử khi nói đến tài ngoại giao, chính trị thì Hồ Chí Minh bằng việc dẫn chứng chính hai Bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ vào trong Bản tuyên ngôn độc lập của nước ta để khẳng định chân lý thời đại về sự độc lập tự do của dân tộc Việt Nam cũng thể hiện sự khôn khéo và linh hoạt trong truyền thống bang giao của nhân dân ta từ bao đời. Hay là trong những cuộc đối đáp của bà Nguyễn Thị Bình trong hội nghị 4 bên tại Paris những năm 1968-1973 với đại sứ Hoa Kỳ, khiến người ta không chỉ nể phục về sự bản lĩnh, ngôn từ sắc bén mà còn là sự khéo léo, linh hoạt ngay trong một cuộc chiến - một cuộc chiến trên bàn giấy đầy cam go của người phụ nữ nhỏ bé nhưng mang tầm vóc vĩ đại. Có thể tổng kết lại rằng, lịch sử dân tộc ta luôn trải qua nhiều biến động, đặc biệt là sự đe dọa, cậy thế ức hiếp của hàng loạt các quốc gia lớn mạnh với dã tâm xâm lược âm hiểm. Trước tình hình ấy, người Việt ta và cả bộ máy dân tộc khó lòng có thể dùng sức mạnh để chống lại bởi chẳng khác nào trứng chọi với đá, mà quan trọng hơn cả vẫn là sự khôn khéo, linh hoạt trong quan hệ bang giao để giữ gìn mối quan hệ hòa hảo, tránh tổn thất nhiều nhất có thể. Từ lịch sử dẫn ra tới hiện đại, nhân dân ta, nhà nước ta vẫn luôn duy trì và phát huy rất tốt lối sống, lối ứng xử khôn khéo trong chính trị, ngoại giao, không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội, văn hóa phát triển mà còn tránh những nguy cơ chiến tranh đang tiềm ẩn đến từ các quốc gia có nhiều dã tâm. Trong cuộc sống thường ngày, trong tất cả các mối quan hệ, sự khéo léo, linh hoạt trong giao tiếp ứng xử cũng được hoan nghênh, bởi lẽ trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt, có rất nhiều người tài năng, thì người có khả năng giải quyết tình huống, kỹ năng giao tiếp tốt thường là người được ưu tiên lựa chọn hơn cả. Như vậy, khôn khéo là một lối sống hay, mà mỗi chúng ta cần phải hiểu để vận dụng vào cuộc sống, góp phần phát triển bản thân, chu toàn công việc và các mối quan hệ khác.

Một biến thể xa của khôn khéo ấy là khôn vặt, khác với khôn khéo, người khôn vặt là người có tâm tư ích kỷ, thích tư lợi cá nhân, tâm lý tiểu nông, thiếu hiểu biết, chỉ biết nghĩ đến lợi ích của cá nhân mà không chu toàn đến lợi ích của tập thể. Điều này được thể hiện rất rõ qua một số câu tục ngữ như "Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau", "Ông thò chân giò, bà thò chai rượu", "Ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", nghĩa rằng người khôn lỏi chỉ biết đến cái lợi ích trước mắt, chưa cần suy tính lợi hại họ đã nhanh chóng muốn giành về cho bản thân trước tiên, luôn muốn đi trước người khác bằng những cách thiếu tế nhị, thiếu lịch sử. Đó không phải là một các ứng xử khôn ngoan, mà chỉ cho thấy bạn là người kém lễ độ, kém văn minh. Đặc biệt trong xã hội hiện đại, cuộc sống có nhiều bon chen và cạnh tranh, thì lối sống khôn vặt, ăn xổi ở thì, thích cái lợi chớp nhoáng, thực dụng, tranh thủ lại càng trở nên phổ biến. Ví dụ điển hình như việc một xe tải chở bia vô tình bị lật, bia rơi vãi khắp đường, thì với sự khôn vặt của mình vô số người đã lao vào tạo thành một sự kiện "hôi bia" xấu xí, mặc kệ sự bất lực, khốn khổ của người tài xế. Hoặc tai hại hơn là việc nhiều người nông dân trồng rau củ luôn miệng quảng cáo rau sạch, rau nhà trồng nhà ăn, nhiều quá mới đem bán, nhưng thực tế rằng luống nào họ ăn thì họ không phun thuốc, chứ còn luống nào bán họ đều phun! Đó là một sự khôn vặt đầy ác độc và thất đức. Nói đến sự kiện nóng gần đây nhất, ấy là sự khôn vặt, khôn lỏi của một số những con người Việt Nam, vì một vài món tiền mà sẵn sàng đưa khách Trung Quốc nhập cư trái phép, thậm chí chứa chấp, nuôi giấu trong chính căn nhà của mình. Đây chính là một cái tát, một cú giáng thật đau vào bao nhiêu nỗ lực phòng chống dịch bệnh COVID-19 của cả nước trong 99 ngày qua! Thật sự chẳng còn gì đau đớn hơn khi chỉ vì sự khôn lỏi của một số người mà đem đến cho chính Tổ Quốc mình những khó khăn, những nguy cơ lớn hơn, ngay sau khi kinh tế vừa có chút khởi sắc. Đó chính là hệ quả của sự khôn vặt mà chúng ta thấy được một cách rõ ràng nhất.

Cuối cùng, sống khôn khéo hay khôn vặt lại là một lựa chọn, sự lựa chọn nhân cách và phẩm giá, rõ ràng xã hội đánh giá cao một người có lối sống khôn khéo, biết cư xử, nhưng lại có ác cảm với những kẻ khôn vặt, sống chỉ biết mỗi lợi ích của bản thân. Thế nên các bạn trẻ ngày hôm nay cần phải suy xét và rèn luyện được cho mình một cách sống phù hợp, nhanh chóng tách ra khỏi tâm lý tiểu nông tầm thường, tiến đến một cách ứng xử văn minh, hiện đại, mở đường đến thành công.

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 8 Cánh diều khác