SBT Ngữ văn 7 Bài tập 4 trang 36, 37 Kết nối tri thức

Bài tập 4. trang 36, 37 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc lợi bài thơ Chiều biên giới trong SGK (tr. 104) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 36 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Dòng thơ Chiều biên giới em ơi được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ gợi cho em cảm nhận gì về tình cảm của tác giả ẩn chứa trong đó?

Trả lời:

Dòng thơ Chiều biên giới em ơi được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ như một lời cảm thán, vừa có tác dụng làm cho giọng thơ thêm tha thiết, ngọt ngào vừa diễn tả thật xúc động cảm xúc mê say, tự hào của nhà thơ trước vẻ đẹp và sự đổi thay của quê hương.

Câu 2 trang 36 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Hãy liệt kê những đại từ xưng hô được dùng trong bài thơ. Cách xưng hô đó thể hiện điều gì?

Trả lời:

Bài thơ Chiều biên giới của Lò Ngân Sủn có hai đại từ xưng hô: emta. Cách xưng hô đó khiến người đọc cảm nhận tình cảm của nhà thơ với quê hương, đất nước hoà quyện với tình yêu đôi lứa: vừa say đắm, trẻ trung, vừa thiết tha, quyến luyến.

Câu 3 trang 36 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Hãy nêu cảm nhận của em về không gian, thời gian và vẻ đẹp riêng của vùng đất biên cương được tác giả miêu tả trong bài thơ.

Trả lời:

Không gian vùng đất biên cương vào buổi chiều trong cái nhìn của nhà thơ Lò Ngân Sủn hiện lên thật bao la, hùng vĩ và thơ mộng. Cuộc sống nơi vùng địa đầu của Tổ quốc không hoang vu mà ấm áp, hạnh phúc, tràn đầy sức sống và đổi thay từng ngày. Những vùng đất, con sông, con suối, ngọn núi, rừng cây, ruộng lúa, ngọn gió,... đều hiện lên với vẻ đẹp thật thân thương, thanh bình.

Câu 4 trang 37 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Theo em, vì sao tác giả lại viết: Tình yêu là vũ khí / Giữ đất trời quê hương?

Trả lời:

Với tác giả, Tình yêu là vũ khí / Giữ đất trời quê hương. Tình yêu đã giúp cho người lính có thêm sức mạnh, thêm niềm tin và động lực để tiếp tục chắc tay súng bảo vệ quê hương, bảo vệ vùng đất biên cương của Tổ quốc. Ở đây, tình yêu quê hương đã hoà quyện cùng tình yêu đôi lứa.

Câu 5 trang 37 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được nhà thơ sử dụng trong hai dòng thơ: Hồn ta như ngọn gió / Thổi giữa trời quê hương.

Trả lời:

Trong hai dòng thơ: Hồn ta như ngọn gió / Thổi giữa trời quê hương, nhà thơ đã

sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Với việc ví tâm hồn ta như ngọn gió, Lò Ngân Sủn đã khẳng định tình yêu quê hương tha thiết, sâu sắc của mình. Tâm hồn nhà thơ sẽ như ngọn gió vấn vương, quấn quýt với mảnh đất biên cương, không gì có thể ngăn cách, chia lìa nhà thơ với quê hương mình.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác