SBT Ngữ văn 7 Bài tập 1 trang 19 Kết nối tri thức

Bài tập 1. trang 19 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc từ câu “Tấm bản đồ dẫn đường là cách nhìn về cuộc đời này, bao gồm cả cách nhìn về con người." đến câu “Nó cũng mang ý nghĩa quuết định đối với những thành bại của chúng ta trong cuộc sống.” trong văn bản Bản đồ dẫn đường của Đo-ni-en Gốt-li-ép, SGK (tr. 56 - 57) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 19 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Nêu nội dung của các đoạn văn ở phần trích trên.

Trả lời:

Đoạn trích gồm 4 đoạn văn. Mỗi đoạn văn đều có câu chủ đề. Dựa vào câu chủ đề, ta có thể xác định được nội dung của từng đoạn.

- Đoạn 1 giải thích khía cạnh thứ nhất của hình ảnh “tấm bản đồ”: cách nhìn của ta về cuộc đời.

- Đoạn 2 khẳng định: những tấm bản đồ khác nhau sẽ dẫn người ta đi theo những con đường khác nhau.

- Đoạn 3 giải thích khía cạnh thứ hai của hình ảnh “tấm bản đồ”: tấm bản đồ còn bao gồm cả cách nhìn nhận của con người về bản thân.

- Đoạn 4 nêu ý nghĩa của “tấm bản đố” đối với cuộc sống của mỗi người.

Câu 2 trang 19 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Ở đoạn trích, những quan điểm đối lập nhau được tác giả nêu lên nhằm mục đích gì? Câu nào trong đoạn trích giúp em nhận biết điều đó?

Trả lời:

Ở đoạn trích, những quan điểm đối lập nhau được tác giả nêu lên nhằm khẳng định rằng: Những tấm bản đồ được xác định bởi những con người khác nhau sẽ không hề giống nhau. Điều này được thể hiện rõ ở câu: “Cháu thấy đấy, những tấm bản đồ này chỉ dẫn người ta đi theo những con đường khác nhau như thế nào.”

Câu 3 trang 19 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Ý nghĩa của hình ảnh “tấm bản đồ” đã được tác giả giải thích ở hai câu văn. Đó là những câu nào? Nêu sự khác nhau về ý nghĩa “tấm bản đồ" ở hai câu văn đó.

Trả lời:

Ở đoạn thứ nhất, ý nghĩa của hình ảnh “tấm bản đồ” được xác định qua câu: “Tấm bản đồ dẫn đường là cách nhìn về cuộc đời này, bao gồm cả cách nhìn về con người.” Ở đoạn thứ ba, việc xác định ý nghĩa của “tấm bản đồ” ở trong câu: “Sam à, tấm bản đồ này còn bao hàm cả cách nhìn nhận về bản thân chúng ta nữa.” Hai ý nghĩa vừa nêu khác nhau ở chỗ: một bên thể hiện cái nhìn ra ngoài (cuộc đời và con người); một bên thể hiện cái nhìn vào chính bản thân.

Câu 4 trang 19 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Trong cuộc sống của con người, tấm bản đồ (theo nghĩa mà tác giả muốn nói ở đoạn trích) có vai trò gì?

Trả lời:

Tấm bản đồ (theo nghĩa mà tác giả muốn nói ở đoạn trích) có vai trò rất quan trọng. Nó quyết định những thành bại của con người trong cuộc sống.

Câu 5 trang 19 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Chỉ ra biện pháp liên kết và từ ngữ liên kết ở các trường hợp sau:

a. (1) Tấm bản đồ dẫn đường là cách nhìn về cuộc đời này, bao gồm cả cách nhìn về con người. (2) Thường thì cách nhìn này được truyền từ bố mẹ cho chúng ta, rồi qua năm tháng, được điều chỉnh theo từng hoàn cảnh sống, theo tôn giáo hay từ những kinh nghiệm của chính bản thân chúng ta.

b. (1) Hãy thử so sánh tấm bản đồ định hướng: “Cuộc sống chỉ toàn những chuỗi

lo âu, đau khổ, còn niềm vui thì hiếm hoi và dễ dàng vụt mất như cánh chim trời!"

với tấm bản đồ chỉ dẫn: “Cuộc sống là một món quà quý mà chúng ta phải trân trọng” (2) Với hai quan điểm khác nhau này, thì dù điều kiện sống của hai người ấy có giống nhau như thế nào đi nữa, cảm nhận của họ về cuộc sống lại rất khác biệt.

Trả lời:

Ở trường hợp a, cụm từ cách nhìn ở câu (1) được lặp lại ở câu (2) cho thấy hai câu này dùng phép lặp để liên kết. Ở trường hợp b, cụm từ hai quan điểm khác nhau này ở câu (2) được dùng để nói về hai tấm bản đồ có nội dung trái ngược nhau ở câu (1) chứng tỏ hai câu liên kết với nhau bởi phép thế.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác