SBT Ngữ văn 12 Kết nối tri thức Bài tập 8 trang 17, 18

Với giải sách bài tập Văn 12 Bài tập 8 trang 17, 18 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.

Bài tập 8 trang 17 SBT Ngữ văn 12 Tập 1: Đọc lại văn bản Cảm hứng và sáng tạo của Nguyễn Trần Bạt trong SGK Ngữ văn 12, tập một (tr. 89 – 91) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 17 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Nêu những đặc trưng của văn bản nghị luận được thể hiện trong văn bản.

Trả lời:

Những đặc trưng của văn bản nghị luận được thể hiện cụ thể trong văn bản Cảm hứng và sáng tạo:

– Văn bản có một luận đề được nêu để bàn luận (nhan đề của văn bản đồng thời cũng là luận đề).

– Từ luận đề, văn bản được triển khai thành các luận điểm:

+ Luận điểm 1: Cảm hứng là một trạng thái tinh thần hết sức quan trọng của con người (từ “Cảm hứng thường được biểu hiện dưới hình thức của văn hoá, đến “tức là tại nhiều nền văn hoá mà người đó có mặt”).

+ Luận điểm 2: Tính hai mặt (tích cực và tiêu cực) của cảm hứng (từ “Cảm hứng có thể xúc tiến khả năng phát triển” đến “một trong những nguyên nhân gây ra sử chậm phát triển..).

+ Luận điểm 3: Vai trò của cảm hứng đối với sự phát triển (từ “Như vậy, cảm hứng là nhân tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển. đến “tiến trình phát triển của cá nhân và của cả cộng đồng”).

+ Luận điểm 4: Vai trò của tự do đối với cảm hứng và sáng tạo của con người (từ “Vậy thông qua cảm hứng, tự do biến thành sự sáng tạo như thế nào?” đến “nơi con người có thể nhặt được sự sáng tạo ở trong bất kì góc tối nào của cuộc sống).

+ Luận điểm 5: Cái đẹp – tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá hiệu quả của cảm hứng sáng tạo (từ “Nói đến sự sáng tạo không thể không nói đến cái đẹp” đến “mới có giá trị đóng góp cho xã hội”).

- Ở từng luận điểm, tác giả đã sử dụng các thao tác như giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận với việc nêu các lí lẽ và bằng chứng để lập luận có sức thuyết phục.

Câu 2 trang 17 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Chỉ ra biểu hiện của các thao tác nghị luận được tác giả sử dụng trong văn bản.

Trả lời:

Cảm hứng và sáng tạo để thấy một số thao tác được tác giả sử dụng trong văn bản:

- Giải thích. Ví dụ:”Cảm hứng thường được biểu hiện dưới hình thức văn hoá, nó là một trạng thái tinh thần được phát tán, lan truyền, ảnh hưởng rất nhanh và hiệu quả thông qua văn hoá”; “Một con người có ích là một con người góp phần vào sự phát triển ở những nơi mà anh ta đến, tức là tại nhiều nền văn hoá mà người đó có mặt;

- Phân tích. Ví dụ:“Tôi cho rằng, chỉ có trí tuệ mới có thể cân bằng được cảm hứng. Con người phải biết tự cân bằng cảm hứng của mình bằng trí tuệ của mình. Con người không thể để cho cảm hứng của mình được thể hiện một cách tuỳ tiện mù quáng, nhưng con người cũng không được để cho cảm hứng bị tiêu diệt.

- Chứng minh. Ví dụ: Dùng câu chuyện về hoạt động sáng tạo của Mi-ken-lăng-giơ (Michelangelo) để chứng minh cho quan hệ giữa tự do và sáng tạo; dùng các ví dụ như Pa-ri (Paris), sông Xen (Seine), điện Lu-vrơ (Louvre), điện Păng-tê-ông (Panthéon), tượng Đa-vít (David) để chứng minh rằng sáng tạo ra cái đẹp là biểu hiện cao nhất của sự phát triển ở con người.

- Bình luận. Ví dụ: “Nếu xây dựng các tiêu chuẩn để con người trở thành những kẻ ngốc nghếch và đơn điệu, hay nếu làm cho con người méo mó và mất đi sự đa dạng tinh thần vốn có thì đấy là tội diệt chủng về mặt tinh thần. Xét trên quan điểm phát triển, sự diệt chủng về mặt tinh thần là một tội ác chống lại loài người bởi nó tiêu diệt khả năng sáng tạo của con người. Thế giới vẫn lên án tội ác diệt chủng về mặt sinh học nhưng dường như chưa nhận ra một sự diệt chủng khác còn nguy hiểm hơn, đó là sự diệt chủng con người về mặt tinh thần”.

Câu 3 trang 17 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Theo tác giả, cảm hứng và tự do có vai trò gì trong hoạt động sáng tạo của con người?

Trả lời:

Trong hoạt động sáng tạo của con người, cảm hứng và tự do có vai trò hết sức quan trọng. Cụ thể:

- Cảm hứng là chất men nuôi dưỡng trí tưởng tượng – yếu tố quyết định năng lực sáng tạo của con người.

- Cảm hứng chỉ có được khi con người hoàn toàn tự do. Như vậy, con người không thể sáng tạo nếu không có tự do.

- Tự do là điều kiện, là không gian cần thiết của sự sáng tạo ở bất cứ lĩnh vực nào. Để làm sáng tỏ điều này, trước hết tác giả đã giải thích rất cặn kẽ: “Con người sáng tạo thông qua năng lực tưởng tượng của mình và cảm hứng chính là chất men nuôi dưỡng năng lực tưởng tượng ấy. Như vậy, rõ ràng, tự do là chất xúc tác cho mọi sáng tạo của con người, và con người không thể sáng tạo được nếu không có tự do. Tự do tạo ra cảm hứng làm chất men nuôi dưỡng năng lực tưởng tượng, đồng thời nó khuyến khích sự phát triển năng lực tưởng tượng và làm bùng nổ năng lực sáng tạo ở mỗi người. Có một thế giới tưởng tượng tràn ngập trong mình, con người mới có đam mê sáng tạo.”. Lí lẽ trên đây trở nên vững vàng

hơn bởi được củng cố bằng các dẫn chứng tiêu biểu: nhờ “thiên thần nhập vào trong tâm hồn” nhờ được “bay trong tự do”, “bay lên cùng với sự thăng hoa của trí tưởng tượng” mà danh hoạ Mi-ken-lăng-giơ mới có thể nằm ngửa trên quang treo và mấy năm ròng để vẽ nên kiệt tác Sáng tạo thế giới khiến hàng trăm năm nay loại vẫn không thôi kinh ngạc, trầm trồ.

Câu 4 trang 17 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Tác giả đã lí giải như thế nào về cái đẹp, về mối quan hệ giữa cái đẹp và sáng tạo? Để lập luận về vấn đề này có sức thuyết phục, tác giả đã sử dụng những lí lẽ và bằng chứng nào?

Trả lời:

Cách lí giải của tác giả:

- Cái đẹp luôn gắn với sự sáng tạo của con người, tồn tại trong tâm hồn con người, phải nhận ra cái đẹp bằng chính tâm hồn mình thì con người mới tạo ra được cái đẹp.

- Cái đẹp là thông điệp của sự hợp lí, cao thượng, là biểu hiện cao nhất của trạng thái phát triển của con người.

- Cái đẹp tồn tại cùng với sự đa dạng và tự nhiên của đời sống tinh thần con người.

Để lập luận có sức thuyết phục, tác giả nêu lí lẽ sắc bén và củng cố bằng các dẫn chứng tiêu biểu, xác thực. Chẳng hạn: Sau khi khẳng định cái đẹp là thông điệp của sự hợp lí, sự cao thượng, là biểu hiện cao nhất của trạng thái phát triển của con người (sự sáng tạo), tác giả đã đưa ra một số bằng chứng như sông Xen, điện Lu-vrơ, điện Păng-tê-ông của Pa-ri (nước Pháp) khiến người đọc tin vào lí lẽ của mình.

Câu 5 trang 18 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Tác giả thể hiện tư tưởng gì qua việc bàn luận về vấn đề cảm hứng và sáng tạo?

Trả lời:

Qua việc bàn luận về vấn đề đặt ra, Nguyễn Trần Bạt thể hiện một khát vọng lớn lao và chính đáng: làm sao để có một môi trường sống lành mạnh, ở đó con người hoàn toàn tự do để có được cảm hứng mạnh mẽ, phát triển tối đa năng lực sáng tạo của mình nhằm tạo ra những gì tốt đẹp nhất cho xã hội.

Câu 6 trang 18 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Nêu những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai văn bản Cảm hứng và sáng tạo (Nguyễn Trần Bạt) và Năng lực sáng tạo (Phan Đình Diệu).

Trả lời:

– Những điểm tương đồng:

+ Cùng thuộc loại văn bản nghị luận (có luận đề, các luận điểm, dùng lí lẽ bằng chứng, sử dụng một số thao tác nghị luận).

+ Về nội dung, hai văn bản đều làm rõ bản chất của hoạt động sáng tạo, thấy được điều kiện để có sự sáng tạo, vai trò của sáng tạo trong đời sống xã hội.

– Những điểm khác biệt:

+ Bài viết của Phan Đình Diệu bàn về các khía cạnh: làm sao để có thể sáng tạo điều gì quyết định sự sáng tạo, những đối tượng nào có thể sáng tạo, vai trò của sáng tạo trong nền kinh tế tri thức. Bài viết của Nguyễn Trần Bạt chủ yếu tập trung vào vấn đề: điều kiện để con người có thể sáng tạo. Từ đó, tác giả bàn luận sâu về cảm hứng trong sáng tạo, vai trò của tự do đối với việc duy trì cảm hứng sáng tạo,…

+ Cách sử dụng bằng chứng ở hai bài cũng khác nhau. Nếu Phan Đình Diệu sử dụng ý kiến của các nhà khoa học như bằng chứng để củng cố quan niệm của mình thì Nguyễn Trần Bạt thường lấy các ví dụ trong thực tế đời sống của nhân loại làm bằng chứng cho bài viết.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 3: Lập luận trong văn bản nghị luận hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác