SBT Ngữ văn 12 Kết nối tri thức Bài tập 2 trang 8

Với giải sách bài tập Văn 12 Bài tập 2 trang 8 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.

Bài tập 2 trang 8 SBT Ngữ văn 12 Tập 2: Đọc lại văn bản Bước vào đời trong SGK Ngữ văn 12, tập hai (tr. 45 – 49) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 8 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Bạn có cảm nhận gì về cách tác giả đặt tên cho cuốn hồi kí là Nhớ nghĩ chiều hôm?

Trả lời:

Văn bản Bước vào đời thuộc phần mở đầu cuốn hồi kí Nhớ nghĩ chiều hôm của Đào Duy Anh. Ngay từ đầu văn bản, tác giả đã viết: “Đến buổi xế chiều của cuộc đời, những đêm khó ngủ, tôi thường nhớ lại những ngày mình mới vào đời, không thể không nhớ đến cái sự kiện có thể nói là đã định hướng cho cả cuộc đời của tôi từ trước đến sau”. Như vậy, nhan đề Nhớ nghĩ chiều hôm đã thể hiện rất cô đọng nội dung tác phẩm: vừa là hồi ức về một thời điểm khó quên trong cuộc đời của tác giả, vừa tái hiện một giai đoạn lịch sử của xã hội Việt Nam và cách sống của tầng lớp thanh niên lúc bấy giờ - những hồi ức vừa là kỉ niệm để “nhớ, vừa là những sự kiện để “nghĩ”.

Câu 2 trang 8 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Phân tích cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật “tôi” trong văn bản. Nhận xét về những yếu tố đã tạo động lực để nhân vật “tôi” “bước vào đời”.

Trả lời:

* Cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật tôi:

- Trước khi bước vào đời:

+ Hồi hộp và lo lắng: Nhân vật “tôi” cảm thấy hồi hộp và lo lắng khi nghĩ về những thử thách và khó khăn phía trước.

+ Kỳ vọng và hy vọng: Nhân vật “tôi” cũng mang trong mình những kỳ vọng và hy vọng về một tương lai tươi sáng, mong muốn đạt được thành công và khẳng định bản thân.

- Khi đối mặt với thực tế:

+ Bỡ ngỡ và ngạc nhiên: Nhân vật “tôi” cảm thấy bỡ ngỡ và ngạc nhiên trước những khó khăn và thử thách thực tế, khác xa so với những gì đã tưởng tượng.

+ Kiên định và quyết tâm: Dù gặp nhiều khó khăn, nhân vật “tôi” vẫn giữ vững tinh thần kiên định và quyết tâm vượt qua mọi thử thách.

- Sau khi trải qua thử thách:

+ Tự hào và hài lòng: Nhân vật “tôi” cảm thấy tự hào và hài lòng với những gì đã đạt được, nhận ra rằng mọi nỗ lực và cố gắng đều xứng đáng.

+ Trưởng thành và chín chắn: Qua những trải nghiệm, nhân vật “tôi” trở nên trưởng thành và chín chắn hơn, hiểu rõ hơn về bản thân và cuộc sống.

* Nhận xét về những yếu tố đã tạo động lực để nhân vật “tôi” “bước vào đời”:

- Tình yêu thương và sự ủng hộ của gia đình.

- Khát vọng và ước mơ cá nhân.

- Sự hỗ trợ và động viên từ bạn bè và thầy cô.

- Tinh thần kiên định và quyết tâm.

Câu 3 trang 8 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Bạn suy nghĩ gì về tên chương sách Súc chủng đãi thời (Cất chứa hạt giống để đợi kì gieo hạt) trong một tác phẩm của nhà cách mạng Phan Bội Châu?

Trả lời:

Tên chương sách Súc chủng đãi thời (Cất chứa hạt giống để đợi kì gieo hạt) trong một tác phẩm của nhà cách mạng Phan Bội Châu là lời khuyên hữu ích đối với lớp trẻ về việc cần cố gắng học tập, trau dồi tài đức để có dịp phụng sự nước nhà. Từ ý nghĩa của tên chương sách, rút ra bài học cho bản thân về mục tiêu học tập, phấn đấu và định hướng tương lai.

Câu 4 trang 8 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Nhận xét về diện mạo đời sống lịch sử – xã hội và văn hoá Việt Nam ở thời kì được đề cập trong văn bản.

Trả lời:

Văn bản đã tái hiện một giai đoạn lịch sử của dân tộc. Trong bối cảnh đời sống chính trị ở các tỉnh lẻ thường là “êm đềm uể oải”, tin tức về các sự kiện và hoạt động của một số nhà cách mạng nổi tiếng được chuyển tải từ những tờ báo ở trung tâm văn hoá chính trị như Hà Nội, Sài Gòn, đặc biệt là cuộc tiếp xúc với nhà cách mạng Phan Bội Châu đã tác động sâu sắc đến giới thanh niên trí thức, thúc giục họ làm nhiều việc hữu ích cho đất nước, dân tộc.

Câu 5 trang 8 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Khái quát những đặc điểm cơ bản của hồi kí qua văn bản Bước vào đời.

Trả lời:

Một số đặc điểm có thể nhận ra qua văn bản:

– Tác phẩm văn xuôi nghệ thuật phi hư cấu, ghi chép lại những sự việc đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hay chứng kiến.

– Người kể chuyện là nhân vật “tôi” ở ngôi thứ nhất số ít, tiếp nhận và tái hiện phần hiện thực mà tác giả trải qua và thấu hiểu, trên cơ sở những ấn tượng và hồi ức riêng.

– Xét về kiểu loại, văn bản Bước vào đời gần với văn xuôi viết về đề tài lịch sử.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 7: Sự thật trong tác phẩm kí hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác