SBT Ngữ văn 12 Kết nối tri thức Bài tập 1 trang 8

Với giải sách bài tập Văn 12 Bài tập 1 trang 8 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.

Bài tập 1 trang 8 SBT Ngữ văn 12 Tập 2: Đọc lại văn bản Nghệ thuật băm thịt gà trong SGK Ngữ văn 12, tập hai (tr. 40 – 44) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 8 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Tóm tắt các sự việc chính được kể trong phóng sự Nghệ thuật băm thịt gà. Theo bạn, từng sự việc ấy đã thể hiện được chủ đề của tác phẩm như thế nào?

Trả lời:

Mạch kể được triển khai qua các sự việc chính sau:

- Cuộc gặp của tác giả với Lăng Vân.

- Mọi người kéo đến nhà Lăng Vân dự lệ làng.

- Anh mõ làng chia cỗ và băm thịt gà.

- Lăng Vân và tác giả nói về cái tài của anh mõ làng.

Trong các sự việc trên, tác giả tập trung miêu tả sự việc anh mõ làng chia cỗ và băm thịt gà. Tuy nhiên, mỗi sự việc đều góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm: với sự việc 1 và 2, tác giả đã giới thiệu hoàn cảnh, tình huống và các bước chuẩn bị kĩ càng để làm nổi bật cảnh anh mõ làng băm thịt gà; sự việc kết thúc đã kín đáo thể hiện thái độ của tác giả đối với lệ làng nhiêu khê này.

Câu 2 trang 8 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Phân tích nhân vật anh mõ làng trong tác phẩm. Nêu ý nghĩa của việc xây dựng nhân vật này.

Trả lời:

Anh mõ làng là nhân vật được tác giả tập trung đặc tả trong câu chuyện. Khi phân tích, cần xác định các sự việc trong văn bản gắn với nhân vật và những chi tiết cụ thể làm nổi bật đặc điểm của nhân vật.

Trong bài phóng sự, tác giả đã theo sát nhân vật anh mõ làng và miêu tả chi tiết các bước của quá trình băm thịt gà: Chuẩn bị đồ nghề → Công đoạn chia lòng gà, pha sỏ gà và phao gà → Công đoạn băm thịt gà.

Với cách quan sát và ghi chép hiện thực theo kiểu “ghi chép tại chỗ”, tác giả đã xây dựng chân dung anh mõ làng rất thuần thục, điêu luyện trong công việc băm thịt gà ở cuộc “chứa hàng xóm”, qua đó phản ánh một hiện thực diễn ra ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

Câu 3 trang 8 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Nhận xét về cách nhìn hiện thực của Ngô Tất Tố được thể hiện qua tác phẩm.

Trả lời:

Ngô Tất Tố là nhà văn có sở trường viết về đề tài nông thôn, thường tập trung miêu tả những câu chuyện, tình huống cụ thể ở không gian đặc thù này. Với phóng sự Nghệ thuật băm thịt gà, thông qua câu chuyện “chứa hàng xóm”, tác giả đã phản ánh một lệ làng, cũng là hủ tục về “một miếng giữa làng” đầy nhiêu khê và phi lí, qua đó thể hiện thái độ châm biếm sâu cay của mình.

Câu 4 trang 8 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Tìm và phân tích những câu văn được viết với phong cách ngôn ngữ trang trọng nhưng có hàm ý mỉa mai, châm biếm.

Trả lời:

Trong văn bản, có một số câu văn tuy được viết bằng phong cách ngôn ngữ trang trọng nhưng lại chứa hàm ý mỉa mai, châm biếm. Đó là những câu văn thể hiện sự ngạc nhiên, thán phục của tác giả trước tài nghệ của anh mõ làng: “Trông những miếng thịt gà của hắn bốc ra góc mâm, mới đẹp làm sao!”, “Và tôi muốn dâng cho ông Mới ấy cái chức nghệ sĩ”. Theo dõi toàn bộ câu chuyện, có thể thấy những lời nhận xét ấy chỉ là lời thán phục bề ngoài, còn thực chất đó là lời châm biếm sâu cay về cái sự chia phần chi li đến quái gở ở làng quê này.

Câu 5 trang 8 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Tìm đọc thêm một số bài phóng sự khác của Ngô Tất Tố trong tập Việc làng, qua đó nhận xét về phong cách viết phóng sự của nhà văn.

Trả lời:

- Một số tác phẩm trong tập Việc làng có thể tìm đọc và phân tích: Lớp người bị bỏ sót, Một đám vào ngôi, Cái án ông cụ,...

- Qua Nghệ thuật băm thịt gà và các tác phẩm kể trên, có thể nhận ra những nét nổi bật trong phong cách viết phóng sự của Ngô Tất Tố. Nhà văn đã phản ánh chi tiết những tệ tục, lệ làng và những tác động tiêu cực của chúng đối với cuộc sống của người nông dân chân lấm tay bùn bằng một nghệ thuật gần với nghệ thuật viết truyện ngắn, thể hiện khả năng quan sát nhạy bén, lối phát hiện vấn đề sắc sảo và cách sử dụng ngôn ngữ miêu tả tỉ mỉ, chính xác, giàu hình ảnh, đậm sắc thái châm biếm,...

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 7: Sự thật trong tác phẩm kí hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác