SBT Ngữ văn 12 Cánh diều Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Với giải sách bài tập Văn 12 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.
Trả lời:
Phần |
Đoạn văn |
Ý chính |
Lung khởi |
Hai câu đầu |
Khái quát bối cảnh thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết bất tử của người nông dân nghĩa sĩ. |
Thích thực |
Từ câu “Nhớ linh xưa” đến câu “Kẻ đâm ngang, người chém ngược.... tàu đồng súng nổ” |
Hồi tưởng công nghiệp, đức hạnh của người đã mất, tái hiện hình tượng người nông dân nghĩa sĩ |
Ai vãn |
Từ câu “Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết xác phàm vội bỏ” đến câu “Thà thác mà đặng câu địch khái... ở với man di rất khổ” |
Niềm đau xót, tiếc thương đối với người nông dân nghĩa sĩ hi sinh vì đất nước. |
Kết |
Đoạn còn lại |
Khẳng định sự hi sinh cao đẹp và ngợi ca linh hồn bất tử của các nghĩa sĩ. |
Trả lời:
Trong phần Thích thực, qua hồi tưởng, tác giả tái hiện một cách chân thực hình tượng người nông dân nghĩa sĩ với sự chuyển biến từ người nông dân bình thường, giản dị trở thành những người anh hùng khi kẻ thù xâm phạm đất nước.
– Người nông dân trước “trận nghĩa đánh Tây” là những người lao động, sống cuộc đời lam lũ, cơ cực (“cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó”), chỉ quen với công việc đồng ruộng (“chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ”), hoàn toàn xa lạ với việc đao binh (“tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó”).
– Khi kẻ thù xâm phạm đất nước:
+ Căm thù giặc sâu sắc (“Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.”).
+ Tự giác đứng lên chiến đấu với lòng yêu nước nồng nàn (“Trông tin quan như trời hạn mong mưa”; “Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kinh; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.”).
+ Tư thế hiên ngang, lẫm liệt, hành động quả cảm phi thường trong “trận nghĩa đánh Tây”: trang bị, vũ khí thô sơ (manh áo vải, ngọn tâm vông, rơm con cúi, lưỡi dao phay) nhưng tinh thần chiến đấu thì sục sôi, bừng bừng khí thế (“đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không”, “xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có”), hành động mạnh mẽ, quyết liệt (“kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà, ma ní hồn kinh...”).
Có thể khái quát sự chuyên biến hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc bằng câu thơ của Nguyễn Đình Thi: “Ôm đất nước những người áo vải / Đã đứng lên thành những anh hùng” (Đất nước).
Trả lời:
Tiếng khóc của tác giả xuất phát từ những nguồn cảm xúc: thương cảm, xót đau đối với người nông dân nghĩa sĩ khi sự nghiệp đang còn dang dở, ý nguyện chưa thành (“những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết xác phàm vội bỏ.”), đối với những gia đình mất người thân, những người mẹ mất con, người vợ mất chồng (Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều. Não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.”), đối với nhân dân trong cảnh nước mất, nhà tan (“Binh tướng nó hãy đóng sông Bến Nghé, ai làm nên bốn phía mây đen; ông cha ta còn ở đất Đồng Nai, ai cứu đặng một phường con đỏ.”).
Tiếng khóc trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nhưng không bị luỵ. Bởi lẽ:
+ Không chỉ là tiếng khóc cá nhân khóc thương cho một vài người mà còn là tiếng khóc của nhân dân, đất nước khóc thương cho cả dân tộc.
+ Không chỉ gợi nỗi xót đau mà còn khích lệ lòng căm thù giặc và quyết tâm chiến đấu, tiếp nối sự nghiệp đang còn dang dở của người đã khuất.
+ Không chỉ tiếc thương những gì đã mất mà còn khẳng định những điều sẽ còn mãi (“Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời, ai cũng mộ.”).
+ Khóc thương người chết mà lại ngời lên niềm tự hào về lẽ sống cao đẹp (“Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh.”).
Trả lời:
Một số đặc điểm của thể loại văn tế về lời văn, về từ ngữ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:
- Đặc điểm chung về lời văn, về ngôn ngữ của thể loại văn tế như phần Kiến thức ngữ văn đã nêu: Văn tế có thể được viết bằng văn xuôi cổ, có đối, văn vần, có khi được viết theo thể tự do nhưng phần nhiều văn tế phỏng theo thể phú Đường luật Văn tế thường sử dụng nhiều thán từ, những từ ngữ, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm.
- Đặc điểm của thể loại văn tế về lời văn, về từ ngữ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:
+ Về lời văn: phỏng theo thể phú Đường luật, sử dụng câu văn biền ngẫu. Tất cả các câu văn đều có nghệ thuật tiểu đối (đối trong một câu). Tác dụng của biện pháp nghệ thuật tiểu đối, hoặc là làm nổi bật ý khi đối tương phản (“Súng giặc đất rên; lòng dân trời tỏ”, “Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ.”), hoặc làm nổi bật ý lúc đối tương đồng (“Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó”, “Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.”). Nhịp điệu câu văn trầm lắng thể hiện dòng cảm xúc, khi kéo dài như lời than: “Chùa Tông Thạnh năm cạnh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng răm; đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ.”, lúc đứt đoạn như những tiếng nấc nghẹn ngào: “Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều. Não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.”.
+ Về từ ngữ: sử dụng nhiều thán từ, thể hiện tình cảm thương tiếc, xót đau (Hồi ơi!, Khá thương thay, Ôi thôi thôi!, Ôi!, Hỡi ôi thương thay!), từ ngữ, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm: những hình ảnh chân thực về người nông dân nghĩa sĩ (“Ngoài cật có một manh áo vải”, “trong tay cầm một ngọn tầm vông; ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”), về những người mẹ mất con, nười vợ mất chồng (“Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều.”, “Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ”).
Trả lời:
Ở bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã biểu hiện một cái nhìn mới mẻ, tiến bộ về người nông dân so với văn học trung đại.
Tham khảo đoạn văn sau: “Nhìn vào tiến trình lịch sử văn học trung đại Việt Nam, hình tượng người nông dân cũng đã từng xuất hiện ở một số tác phẩm. Trong Đại cáo bình Ngô – bản Tuyên ngôn Độc lập trọng đại của dân tộc ở thế kỉ XV, người nông dân được khẳng định với vai trò, vị trí góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: “Yết can vi kì, manh lệ chi đồ tứ tập” (Dựng gậy làm cờ, manh (người dân cày lưu tán), lệ (người tôi tớ đi ở) bốn phương tụ hội). Cũng ở thế kỉ XV, nhà thơ Thái Thuận đã ghi lại cuộc sống của người dân quê băng nông sớm vội cày / Vắt trâu nghe mấy tiếng / Cò trắng giật mình bay” (Bên dòng những câu thơ mượt mà với cảm xúc chân thành: “Bãi phẳng triều lên ngập / Nhà sông Muộn – bản dịch). Tuy nhiên, dưới ngòi bút của Đồ Chiểu thì người nông dân “là con người “rất xưa nhưng cũng rất mới” (Nguyễn Huệ Chi). Mới trong nội dung hình tượng: được phản ánh toàn diện, mang vẻ đẹp bi tráng. Mới trong nghệ thuật xây dựng hình tượng: hoàn toàn bằng bút pháp hiện thực. Mới trong ngôn ngữ nghệ thuật: đậm chất đời sống, chất Nam Bộ.”
Trả lời:
Chất Nam Bộ qua hình tượng người nông dân nghĩa sĩ:
- Công việc đồng áng “cui cút làm ăn, toan lo nghèo khớ” và vũ khí thô sơ trong “trận nghĩa đánh Tây” mang đặc điểm của người nông dân Nam Bộ (“chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ”, “manh áo vải”, “ngọn tâm vông”, “lưỡi dao phay”).
- Tính cách người nông dân Nam Bộ: cương trực, khảng khái, mạnh mẽ:
+ Lòng căm thù không đội trời chung với giặc: “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”, “muốn tới ăn gan”, “muốn ra cắn cổ”, “chia rượu lạt, gặm bánh mì nghe càng thêm hổ”,....
+ Tinh thần chiến đấu hăng hái: tự nguyện, sẵn sàng xả thân vì nước (“nào đợi ai đòi, ai bắt”, “chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi”), hành động mạnh mẽ, quyết liệt (“đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không”, “xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có”),...
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 4: Văn tế, thơ hay khác:
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều