SBT Ngữ văn 12 Cánh diều Văn học viết Việt Nam

Với giải sách bài tập Văn 12 Văn học viết Việt Nam sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.

Câu 1 trang 35 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Phân tích một biểu hiện về mối quan hệ giữa bối cảnh lịch sử và văn học trong văn học Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII.

Trả lời:

Phân tích mối quan hệ giữa bối cảnh lịch sử và tác phẩm Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi.

a) Bối cảnh lịch sử

Cuộc đấu tranh chống xâm lược, giành quyền độc lập dân tộc là vấn đề nổi bật của bối cảnh lịch sử:

- Giặc Minh xâm lược, thảm hoạ mất nước.

- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gian khổ, thắng lợi huy hoàng.

- Một kỉ nguyên mới mở ra: đất nước được giải phóng, dân tộc độc lập, phục hưng và phát triển.

b) Đại cáo bình Ngô

Đại cáo bình Ngô vừa ảnh hưởng vừa phản ánh những vấn đề lớn của bối cảnh lịch sử:

- Khẳng định độc lập dân tộc, sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân ta: Bản Tuyên ngôn nhân nghĩa và Tuyên ngôn Độc lập dân tộc.

- Lên án tố cáo tội ác kẻ thù: Bản cáo trạng đanh thép tội ác giặc Minh.

- Ca ngợi cuộc kháng chiến chống xâm lược, cứu nước: Bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Niềm vui toàn thắng, niềm tin vào tương lai: Khúc ca khải hoàn trong niềm vui chiến thắng và tiền đồ tươi sáng của dân tộc.

Câu 2 trang 35 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK, trang 119) Hãy chuyển phần viết về văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX thành bảng tổng kết với những nội dung dưới đây:

Văn học

Bối cảnh lịch sử

Tình hình văn học

Khái quát chung

Nội dung

Nghệ thuật (ngôn ngữ, thể loại)

Tác phẩm, tác giả tiêu biểu

Thế kỉ X-XVII

✩✩✩

✩✩✩

✩✩✩

✩✩✩

✩✩✩

Thế kỉ XVIII-XIX

✩✩✩

✩✩✩

✩✩✩

✩✩✩

✩✩✩

Trả lời:

Văn học

Bối cảnh Lịch sử

Tình hình văn học

Khái quát chung

Nội dung

Nghệ thuật (ngôn ngữ, thể loại)

Tác phẩm, tác giả tiêu biểu

Thế kỉ X-XVII

- Đất nước giành quyền độc lập tự chủ.

- Thắng lợi trong các cuộc chiến tranh vệ quốc.

- Chế độ phong kiến Việt Nam hình thành – phát triển – đạt đỉnh cao cực thịnh (cuối thế kỉ XV)

- Xuất hiện văn học viết bên cạnh văn học dân gian.

- Văn học viết gồm văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.

 

- Từ thế kỉ X – XV: nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng; ngợi ca vương triều phong kiến.

- Từ thế kỉ XVI: phê phán hiện thực xã hội, nhất là những biểu hiện suy thoái về đạo đức.

- Về ngôn ngữ: từ sử dụng chữ Hán đến sử dụng cả chữ Hán và chữ Nôm.

- Về thể loại: từ những thể loại tiếp thu đến sử dụng thể loại tiếp thu, thể loại dân tộc hóa và thể loại nội sinh.

Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn), Sông núi nước Nam (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Đại cáo bình Ngô, Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập (Nguyễn Trãi),…

Thế kỉ XVIII- XX

- Đất nước có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến, bởi phong trào nông dân khởi nghĩa và cuộc chiến tranh vệ quốc làm “thay đổi sơn hà”.

- Chế độ phong kiến suy tàn đến suy vong. Xã hội Việt Nam bước đầu chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây.

- Văn học phát triển mạnh mẽ với nhiều đỉnh cao, nhiều thành tựu nghệ thuật lớn.

- Từ đầu thế kì XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa: tiếng nói đòi quyền sống, đòi quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người.

- Văn học nửa cuối thế kỉ XIX mang nội dung yêu nước với âm hưởng bi tráng.

- Bên cạnh giá trị nhân đạo. văn học giai đoạn này còn mang giá trị hiện thực sâu sắc.

- Về ngôn ngữ: Sáng tác chữ Hán tiếp tục có những thành tựu lớn ở cả thơ và văn xuôi. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của văn học chữ Nôm. Tiếng Việt trở thành ngôn ngữ giàu và đẹp. Cuối thế kỉ XIX, chữ Quốc ngữ từng bước khẳng định vị thế trên văn đàn.

- Về thể loại: Cả thể loại tiếp thu nước ngoài, thể loại dân tộc hóa và thể loại văn học nội sinh đều đạt được những thành tựu lớn.

Chinh phụ ngâm (chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản dịch thơ chữ Nôm hiện chưa rõ tác giả), thơ chữ Hán và Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ của Hồ Xuân Hương, Truyện Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, thơ chữ Nôm của Trần Tế Xương,…

Câu 3 trang 35 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu hỏi 2, SGK, trang 123) Vì sao nói cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi là đặc điểm nổi bật của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975? Bằng các tác phẩm mà em đã học, hãy làm sáng tỏ đặc điểm đó.

Trả lời:

- Cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi là đặc điểm nổi bật của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 bởi vì:

+ Nhiều tác phẩm mang cảm hứng lãng mạn khi viết về đất nước, dân tộc, nhân dân: hiện thực được lãng mạn hoá bởi vẻ đẹp của lí tưởng cách mạng và niềm tin vào ngày mai tươi sáng. Trong khó khăn gian khổ của hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, con người Việt Nam đã vượt qua nhiều thử thách, hi sinh, luôn hướng tới ngày chiến thắng, hướng tới tương lai độc lập dân tộc.

+ Văn học mang đậm chất sử thi khi hướng tới những vấn đề chung, vấn đề lớn của Tổ quốc, nhân dân, những vấn đề có ý nghĩa lịch sử: độc lập dân tộc, thống nhất đất nước; tiếng nói của nhà văn, của nhân vật trong tác phẩm đại diện cho cộng đồng, cho dân tộc, thời đại. Nội dung mang tính chất sử thi được thể hiện qua nghệ thuật in đậm vẻ đẹp hào hùng, tráng lệ.

- Có thể làm sáng tỏ cảm hứng lãng mạn qua bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:

+ Cảm hứng lãng mạn qua hình tượng thiên nhiên Tây Bắc vừa hùng vĩ dữ dội khác thường, vừa huyền ảo, thơ mộng đến tuyệt mĩ.

+ Cảm hứng lãng mạn qua hình tượng người lính: Cuộc sống đầy gian khổ hi sinh, thiếu ăn mất ngủ, bệnh sốt rét quái ác hành hạ người lính nhưng qua cảm hứng lãng mạn, những chiến binh Tây Tiến vẫn hiện lên với dáng vẻ oai phong lẫm liệt khác thường. Cái chết của người lính qua cảm hứng lãng mạn mang vẻ đẹp trang trọng, hào hùng.

- Bài Việt Bắc mang khuynh hướng sử thi: viết về một sự kiện lớn của đất nước, có ý nghĩa lịch sử: cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, Trung ương Đảng, Chính phủ dời chiến khu Việt Bắc về Thủ đô Hà Nội; thể hiện tình cảm lớn của nhân dân, dân tộc: sự gắn bó nghĩa tình giữa nhân dân và cách mạng trong truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Bài thơ với dung lượng lớn, phản ánh đồng thời tổng kết chín năm kháng chiến trường kì, gian khổ và thắng lợi huy hoàng. Sức mạnh của nhân dân và niềm tin của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được thể hiện qua nghệ thuật tráng ca (đoạn thơ: “Những đường Việt Bắc của ta ... Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”).

Câu 4 trang 36 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Nêu sự khác nhau về bối cảnh lịch sử giữa văn học đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 với văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay. Sự khác nhau đó đã ảnh hưởng như thế nào đến nội dung văn học?

Trả lời:

 

Từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945

Từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay

Bối cảnh lịch sử

– Thực dân Pháp đô hộ Việt Nam.

– Xã hội thuộc địa nửa phong kiến.

– Ảnh hưởng văn hoá, văn minh phương Tây, trước hết là từ Pháp.

– Sự phân hoá thành những khuynh hướng tư tưởng khác nhau. Ảnh hưởng của tư tưởng vô sản và sự lãnh đạo của Đảng.

– Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, sự ra đời của nước Việt Nam mới, kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc được giải phóng, xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền Nam sống dưới chế độ thực dân mới.

– Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ toàn thắng. Đất nước độc lập, thống nhất.

– Những khó khăn của thời hậu chiến và công cuộc Đổi mới do Đảng khởi xướng, lãnh đạo; đất nước và xã hội thay đổi về nhiều mặt theo chiều hướng tích cực.

Nội dung văn học

– Văn học theo hướng hiện đại hoá.

– Nội dung yêu nước: truyền thống và tiếp thu luồng tư tưởng mới (nước gắn liền với dân, với cuộc đấu tranh cách mạng).

– Nội dung nhân đạo: truyền thống nhân đạo của dân tộc và sự tiếp thu tư tưởng mới (tinh thần dân chủ với ý thức về con người cá nhân, hướng về những hạng người thấp bé, đau khổ,...).

– Văn học ngợi ca chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, trong sự nghiệp xây dựng và thống nhất đất nước.

– Văn học giai đoạn Đổi mới có sự chuyển hướng: từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng thế sự, đời tư; phê phán những mặt trái mới nảy sinh hoặc từng bị che khuất trước đó trên tinh thần nhân bản.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 10: Tổng kết hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác