SBT Ngữ văn 12 Cánh diều Bài tập tiếng Việt trang 5, 6, 7

Với giải sách bài tập Văn 12 Bài tập tiếng Việt trang 5, 6, 7 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.

Câu 1 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Bài tập 1, SGK) Tìm những từ ngữ thể hiện biện pháp tu từ nói mỉa trong các ngữ liệu sau (trích từ truyện “Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc):

a) Tôi nhớ chuyện vua Thuấn, vì muốn đích thân tại nghe mắt thấy dân có bằng lòng mình không, nên cải trang làm dân cày đi dò la khắp xứ. [...] Bên cạnh những bậc cải trang vĩ đại ấy muốn đi sâu vào cuộc sống của nhân dân, ngày nay còn có những ông hoàng, ông chúa, để tiện việc riêng và vì những lí do không cao thượng bằng, cũng “vi hành” đấy.

b) Tôi không được rõ ý đồ của nhà “vi hành” của chúng ta ra sao. Phải chăng là ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền ngự trị của bạn ngài là A-lếch-xăng Đệ nhất, có được sung sướng, có được uống nhiều rượu và được hút nhiều thuốc phiện bằng dân Nam dưới quyền ngự trị của ngài, hay không?

c) Cô không thể tưởng tượng được cảnh đón tiếp tốt đẹp người ta dành cho chúng tôi ở đây. Quần chúng cứ là tự phát mà biểu lộ nhiệt tình khi vừa thoáng thấy một đồng bào ta. Những tiếng “Hẳn đấy!” hay “Xem hắn kia!” là những lời chào mừng kín đáo và kính trọng mà chúng tôi thường gặp dọc đường.

d) Ngày nay, cứ mỗi lần ra khỏi cửa, thật lòng tôi không sao che giấu nổi niềm tự hào được là một người An Nam và sự kiêu hãnh được có một vị hoàng đế.

Trả lời:

a) Tôi nhớ chuyện vua Thuấn, vì muốn đích thân tai nghe mắt thấy dân có bằng lòng mình không, nên cải trang làm dân cày đi dò la khắp xứ. [...] Bên cạnh những bậc cải trang vĩ đại ấy muốn đi sâu vào cuộc sống của nhân dân, ngày nay còn có những ông hoàng, ông chúa, để tiện việc riêng và vì những lí do không cao thượng bằng, cũng “vi hành” đấy.

b) Tôi không được rõ ý đồ của nhà “vi hành” của chúng ta ra sao. Phải chăng là ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền ngự trị của bạn ngài là A-lếch-xăng Đệ nhất, có được sung sướng, có được uống nhiều rượu và được hút nhiều thuốc phiện bằng dân Nam dưới quyền ngự trị của ngài, hay không?

c) Cô không thể tưởng tượng được cảnh đón tiếp tốt đẹp người ta dành cho chúng tôi ở đây. Quần chúng cứ là tự phát mà biểu lộ nhiệt tình khi vừa thoáng thấy một đồng bào ta. Những tiếng “Hắn đấy!” hay “Xem hắn kìa!” là những lời chào mừng kín đáo và kính trọng mà chúng tôi thường gặp dọc đường.

d) Ngày nay, cứ mỗi lần ra khỏi cửa, thật lòng tôi không sao che giấu nổi niềm tự hào được là một người An Nam và sự kiêu hãnh được có một vị hoàng đế.

Câu 2 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Bài tập 2, SGK) Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa trong những câu ca dao dưới đây:

a)

Chồng người vác giáo săn beo

Chồng em vác đũa săn mèo khắp mâm.

b)

Đồn rằng cha mẹ anh hiền

Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ tư.

c)

Vợ anh khéo liệu khéo lo,

Bán một con bò, mua cái ễnh ương.

Đem về thả ở gậm giường,

Nó kêu ì ọp, lại thương con bò.

d)

Làm trai cho đáng nên trai

Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào.

Trả lời:

a)

Chồng người vác giáo săn beo

Chồng em vác đũa săn mèo khắp mâm.

Biểu thức vác đũa săn mèo thể hiện thái độ mỉa mai, giễu cợt đối với nhân vật chồng em – người thích thể hiện sức mạnh nam nhi trong xó bếp cùng những loài vật nhỏ bé, yếu đuối.

b)

Đồn rằng cha mẹ anh hiền

Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ tư

Từ hiền được dùng với nghĩa đánh giá trái ngược, thể hiện thái độ mía mai, giễu cợt đối với nhân vật cha mẹ anh - những người ghê gớm.

c)

Vợ anh khéo liệu khéo lo,

Bản một con bò, mua cái ễnh ương

Đem về thả ở gậm giường,

Nó kêu ì op, lại thương con bò.

Biểu thức khéo liệu khéo lo được dùng với nghĩa đánh giá trái ngược, thể hiện thái độ mỉa mai, giễu cợt đối với nhân vật vợ anh – người phụ nữ vụng về, không biết lo toan vun vén.

Câu 3 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa trong ngữ liệu sau đây:

Do sức ép của công luận ở Pháp và ở Đông Dương, ông Va-ren đã nửa chính thức hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu. Ông hứa thế; giả thử cứ cho rằng một vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn được phép tự hỏi liệu quan Toàn quyền Va-ren sẽ “chăm sóc” vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao. (Nguyễn Ái Quốc, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu)

Trả lời:

Do sức ép của công luận ở Pháp và ở Đông Dương, ông Va-ren đã nửa chính thức hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu. Ông hứa thế; giả thứ cứ cho rằng một vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn được phép tự hỏi liệu quan Toàn quyền Va-ren sẽ “chăm sóc” vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao.

Biểu thức nửa chính thức hứa thể hiện sự giễu cợt của tác giả đối với nhân vật Va-ren và vị Toàn quyền Đông Dương. Nửa chính thức hứa thể hiện sự mập mờ, lập lờ không đáng tin cậy.

“Chăm sóc” được dùng với dụng ý trái ngược nghĩa ban đầu, thể hiện thái độ phê phán, lên án của tác giả đối với sự giả dối, độc đoán của nhân vật Va-ren.

Câu 4 trang 7 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) với chủ đề phê phán một thói hư tật xấu. Trong đó, có sử dụng biện pháp tu từ nói mỉa.

Trả lời:

Hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến người hút mà còn tác động tiêu cực đến cộng đồng xung quanh. Tác hại của việc hút thuốc lá không chỉ là sự mất mát về sức khoẻ cá nhân mà còn tác động đến môi trường và xã hội nói chung. Tuy nhiên, một số người lại ưa thích hút thuốc và đưa ra nhiều lí do để biện bạch cho hành động này. Họ chọn hút thuốc như một cách giảm căng thẳng hoặc giảm áp lực vì ní-có-tin có thể tạo ra một cảm giác thoải mái và giảm căng thẳng tạm thời, làm cho người hút thuốc cảm thấy thoải mái hơn trong những tình huống khó khăn. Bên cạnh đó, nó có tin có thể ức chế sự ngon miệng và giảm cảm giác đói, một số người sử dụng thuốc lá để kiểm soát cân nặng. Rõ ràng, những lợi ích nói trên không thể thay đổi được sự thật là thuốc lá có mối liên quan đến nhiều “lợi ích” nguy hiểm như ung thư phổi, bệnh tim mạch và các vấn đề về hô hấp khác. Ngoài ra, những người xung quanh người hút thuốc cũng phải chịu tác động của khói thuốc lá, đặc biệt là trẻ em và người già.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 6: Thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác