SBT Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo Bài 3: Tiếng việt trang 38, 39
Với giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 3: Tiếng việt trang 38, 39 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Văn 11.
Trả lời:
Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói |
Có/không |
Đa dạng về ngữ điệu, góp phần thể hiện trực tiếp tình cảm, thái độ của người nói. |
Có |
Thường sử dụng khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, trợ từ, thán từ, từ ngữ châm xen, đưa đẩy,... |
Có |
Thường sử dụng cả câu tỉnh lược và câu có yếu tố dư thừa, trùng lặp. |
Có |
Kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ như: Nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,… |
Có |
- Chắc anh đóng ở gần đây?
- Chả gần lắm, tận xóm Đượm.
- Bao xa anh?
- Giang không phải người đây à?
- Vâng, em mới Hà Nội lên
- Giang đáp, và chợt cô rủ tôi:
- Nhà em đang trọ ở ngay kia, anh vào nghỉ một lát.
Tôi do dự:
- Chín giờ, đơn vị điểm danh rồi... mà còn non chục cây.
- Còn sớm, mới sáu giờ kém mà, anh.
(Bảo Ninh - Giang)
Trả lời:
Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói |
Đoạn trích |
Đa dạng về ngữ điệu, góp phần thể hiện trực tiếp tình cảm, thái độ của người nói |
- Có thể hình dung về ngữ điệu trong lời thoại của các nhân vật khi thực hiện đoạn đối thoại ở dạng nói. - Các lời thoại đa dạng về ngữ điệu, góp phần thể hiện thông tin, thái độ của người nói. |
Thường sử dụng khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, trợ từ, thán từ, từ ngữ chêm xen, đưa đẩy |
Sử dụng khẩu ngữ (chả, non), trợ từ (à, mà), thán từ (vâng)... |
Thường sử dụng câu tỉnh lược, câu có yếu tố dư thừa, trùng lặp |
Sử dụng câu tỉnh lược, ví dụ: Chả gần lắm, tận xóm Đượm |
Kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ như: nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,... |
Có mô tả về trạng thái tâm lí của nhân vật (có thể thể hiện qua ngôn ngữ, nét mặt, ánh mắt,...): do dự. |
a. Cúc Hoa nấu chẳng được cơm,
Lửa lên lại tắt hai hàng châu sa.
Trạng nguyên nhân lúc đi qua,
Bày mưu bày chước dạy qua lời này:
Vừa ăn vừa nấu mới hay,
Thửa xưa nuôi mẹ nuôi thầy làm sao?
(Truyện thơ Nôm khuyến danh, Tống Trân Cúc Hoa)
b. Công chúa ren rén thưa liền,
Tôi đâu có dám trành quyền chính the
Cho nên chẳng nấu làm chi,
Xin chàng trao vị chính thê cho nàng!
(Truyện thơ Nôm khuyến danh, Tống Trân Cúc Hoa)
Trả lời:
Lời của nhân vật trong các đoạn trích đã cho mang một số đặc điểm của ngôn ngữ nói. Trong lời thoại có từ ngữ thường được dùng trong khẩu ngữ (làm sao, đâu có dám), từ ngữ địa phương (làm chi), những câu thường dùng trong lời nói hằng ngày (ví dụ: Thuở xưa nuôi mẹ nuôi thấy làm sao?). Tuy nhiên, vì đây là lời của nhân vật trong truyện thơ, có thể bị chi phối bởi vẫn điệu nên sẽ không phản ánh một cách sinh động, chân thật ngôn ngữ nói trong đời sống hằng ngày.
Trả lời:
Ví dụ:
Lấy chồng chung
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng,
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.
Năm chừng mười hoạ hay chăng chớ,
Một tháng đôi lần có cũng không.
Cố đấm ăn xôi xôi lại hỏng,
Cầm bằng làm mướn mướn không công.
Nỗi này ví biết dường này nhỉ,
Thời trước thôi đành ở vậy xong.
(Hồ Xuân Hương)
- Dấu hiệu nhận biết ngôn ngữ nói: Ngôn ngữ nói được sử dụng trong câu thơ “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.”. Ở câu thơ này, tác giả đã sử dụng khẩu ngữ để bộc lộ cảm xúc tức giận, oán hận của bản thân khi phải sống trong cảnh một chồng nhiều vợ.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 3: Khát khao đoàn tụ hay khác:
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
SBT Ngữ văn 11 Bài 1: Thông điệp từ thiên nhiên (Tùy bút, tản văn)
SBT Ngữ văn 11 Bài 2: Hành trang vào tương lai (Văn bản nghị luận)
SBT Ngữ văn 11 Bài 4: Nét đẹp văn hóa và cảnh quan (Văn bản thông tin)
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST