SBT Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo Bài 3: Đọc trang 35, 36, 38
Với giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 3: Đọc trang 35, 36, 38 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Văn 11.
- Câu 1 trang 35 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1
- Câu 2 trang 36 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1
- Câu 3 trang 36 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1
- Câu 4 trang 36 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1
- Câu 5 trang 36 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1
- Câu 6 trang 36 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1
- Câu 1 trang 38 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1
- Câu 2 trang 38 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1
- Câu 3 trang 38 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1
- Câu 4 trang 38 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1
- Câu 5 trang 38 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1
A. Câu hỏi củng cố kiến thức, kĩ năng thoe sách giáo khoa
a. Là thể loại mang một số yếu tố của truyện.
b. Là thể loại mang một số yếu tố của thơ.
c. Là thể loại sáng tác bằng văn vẫn.
d. Là thể loại sáng tác bằng văn xuôi
Trả lời:
Đáp án C
a. Thường là những con người có số phận ngang trái, bất hạnh trong cuộc sống, tình yêu.
b. Thường chia thành hai tuyến rõ ràng: nhân vật chính diện (đại diện cho cái tốt, cái đẹp, cái tiến bộ) và nhân vật phản diện (đại diện cho cái xấu, cái ác, cái bảo thủ).
c. Thường được xây dựng theo khuôn mẫu tài tử – giai nhân: chàng trai tài giỏi, chung tình, hiếu học, trải qua nhiều khó khăn về sau thành đạt; cô gái xinh đẹp, nết na, đảm đang, hiếu thảo, luôn sắt son, chung thuỷ.
d. Tất cả các phương án trên.
Trả lời:
Đáp án A
Ngôn ngữ |
Truyện thơ dân gian |
Truyện thơ Nôm |
|
|
|
|
|
|
Trả lời:
Ngôn ngữ |
Truyện thơ dân gian |
Truyện thơ Nôm |
Đặc điểm |
Ngôn ngữ truyền khẩu, giàu chất trữ tình và mang âm hưởng của các làn điệu dân ca Việt Nam |
Truyện thơ Nôm được viết bằng chữ Nôm, có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình. Truyện thơ Nôm bình dân có ngôn ngữ gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày, còn truyện thơ Nôm bác học sử dụng nhiều biện pháp tu từ và nhiều điển cố |
Ví dụ |
Nước ngập gốc đáng lại, đừng lại, Nước ngập rễ đáng bềnh, đừng bềnh. Đôi ta yêu nhau, tình Lú-Ủa mặn nồng, Lời đã trao thương không lạc mất. Như bán trâu ngoài chợ, Như thu lúa muôn bông, Lòng ta thương nhau trăm lớp nghìn trùng, Bền chắc như vàng, như đá. (Tiễn dặn người yêu - truyện thơ dân gian) |
- Ngoảnh đi thì dạ chẳng đành, Nhận ra thì hoá là tình chẳng ngay. Gớm thay mặt dạn mày dày, Trân trân rằng giả con đây mà về. (Quan Âm Thị Kính - truyện thơ Nôm bình dân) - Cậy em, em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Giữa đường đứt gánh tương tư, Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em. (Nguyễn Du, Truyện Kiều - truyện thơ Nôm bác học) |
Trả lời:
Cốt truyện của truyện thơ Nôm thường được chia làm hai nhóm, thể hiện qua các sơ đồ sau:
1. Mô hình Gặp gỡ (Hội ngộ) - Tai biển (Lưu lạc) - Đoàn tụ (Đoàn viên) Đoàn tụ (Đoàn viên)
Gặp gỡ (Hội ngộ) |
Tai biến (Lưu lạc) |
Đoàn tụ (Đoàn viên) |
Truyện thơ tiêu biểu cho mô hình này: Truyện Kiều, Bích Câu kì ngộ,...
2. Mô hình Nhân - Quả
Ở hiền |
Thử thách/Biến cố |
Gặp lành |
Ở ác |
Gặp dữ |
Truyện thơ tiêu biểu cho mô hình này: Thạch Sanh, Quan Âm Thị Kính,...
a. Tiễn dặn người yêu
b. Thạch Sanh
c. Lục Vân Tiên
d. Chinh phụ ngâm
Trả lời:
Đáp án D
Trả lời:
Khi đọc một văn bản truyện thơ, người đọc cần lưu ý đây là thể loại sáng tác dưới hình thức văn vẫn, có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình. Đồng thời, người đọc cũng cần chú ý tới các đặc điểm chính của thể loại này như cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ,... để có cách tìm hiểu phù hợp.
B. Câu hỏi thực hành đọc hiểu
Đọc văn bản Tống Trân Cúc Hoa (Truyện thơ Nôm khuyết danh) và thực hiện các yêu cầu phía dưới:
TỐNG TRÂN CÚC HOA
(Trích)
1731.
Trạng nguyên ngẫm nghĩ giờ lâu,
Còn chước này nữ xem hầu ai hơn.
Hai người phải thử nấu cơm,
Xem ai chín trước thì hơn tài này.
Mỗi người một vác mía dày,
Lính gạo lính nước cùng tày đem ra.
Công chúa mình vốn cung nga,
Cơm bưng tận mặt chuyên trà tận tay.
Biết đâu trong bếp ngoài ngòi,
Nấu cơm chẳng được kém tươi nét vàng.
1741.
Cúc Hoa nấu chẳng được cơm,
Lửa lên lại tắt hai hàng châu sa.
Trạng nguyên nhân lúc đi qua,
Bày mưu bày chước dạy qua lời này:
Vừa ăn vừa nấu mới hay,
Thưở xưa nuôi mẹ nuôi thầy làm sao?
Cúc Hoa học được chước cao,
Bấy giờ mới lấy mía vào ngồi ăn.
Ăn rồi đun nấu dần dần,
Cúc Hoa nấu đoạn mới bưng cơm vào.
1751.
Trạng nguyên cười nói tiêu hao,
Nào cơm công chúa khi nào bưng lên?
Công chúa ren rén thưa liền,
Tôi đâu có dám tranh quyền chính thê.
Cho nên chẳng nấu làm chi,
Xin chàng trao vị chính thê cho nàng!
Từ rày hiếu phụng gia đường,
Ứng điềm thái mộng, ứng tường bạch vân
Một nhà hòe quế đầy sân,
Lâu đài phúc lộc thiên xuân thọ tường.
1761.
Trai thì đèn sách văn chương,
Gái thì kim chỉ theo đường cung nga.
Vườn xuân cây phúc nở hoa,
Bút nghiên lại nối khôi khoa bảng rồng.
Đền thời hưởng phúc nhà chung,
Mối duyên cũng vẹn chữ đồng cũng yên.
(In trong Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 10, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr. 192 - 193)
Trả lời:
- Tóm tắt nội dung văn bản: Trạng nguyên (Tống Trân) cho Cúc Hoa và công chúa nước Tần thi tài nấu cơm bằng mía, ai nấu được sẽ xứng đáng ngồi vào vị trí chính thể. Cả hai có vợ đều không biết làm thế nào, Tống Trân bèn chỉ cách “vừa ăn vừa nấu mới hay”, thế là Cúc Hoa nhai mía lấy bã, nấu chín cơm, trở thành vợ cả.
- Chi tiết có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản:
+ Trạng nguyên ra để thi cho Cúc Hoa và công chúa: nấu cơm bằng mía.
+ Cúc Hoa và công chúa đều bó tay trước thử thách này, nhưng Trạng nguyên đã ngầm chỉ cách riêng cho Cúc Hoa.
+ Cúc Hoa ăn mía, rồi lấy bã mía nấu cơm.
+ Thấy Cúc Hoa thắng cuộc, công chúa liền tỏ ý mình không hề muốn tranh giành, mà nhường vị trí chính thê cho Cúc Hoa.
+ Từ đó về sau, gia đình ấm êm, hoà thuận, vinh hoa phú quý.
Trả lời:
Đoạn trích được thuật lại theo ngôi kể thứ ba. Căn cứ nhận biết: Người kể tự giấu mình đi và gọi tên nhân vật theo tên/ chức vị của mỗi người. Trong văn bản, Tống Trân được gọi là “Trạng nguyên”, Cúc Hoa được gọi là “Cúc Hoa, công chúa nước Tần được gọi là “công chúa. Cách kể này giúp người kể có thể kể chuyện một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
Trả lời:
- Trạng nguyên: Đây là nhân vật thận trọng và túc trí, đa mưu, thể hiện qua các chi tiết “ngẫm nghĩ giờ lâu”, “bày mưu bày chước”, “cười nói tiêu hao”,... Chàng muốn lập Cúc Hoa làm chính thế, nhưng cũng không muốn làm mất lòng công chúa nước Tần, nên đã cách vẹn toàn cho cả đôi bên.
- Cúc Hoa: Đây là nhân vật hiền hậu, chịu thương chịu khó, thể hiện qua chi tiết: Cúc Hoa nấu chẳng được cơm/ Lửa lên lại tắt hai hàng châu sa và lời nói của Trạng nguyên. Thuở xưa nuôi mẹ nuôi thầy...
- Công chúa: Là nhân vật quyền quý, cành vàng lá ngọc: Công chúa mình vốn cung nga/ Cơm bưng tận mặt chuyên trà tận tay, nhưng cũng rất khiêm tốn, biết mình biết ta: Công chúa ren rén thưa liền/ Tôi đâu có đám tranh quyền chính thê Cho nên chẳng nấu làm chi/ Xin chàng trao vị chính thể cho nàng!
Trả lời:
Tống Trân Cúc Hoa là tác phẩm truyện thơ Nôm khuyết danh có nội dung phản ánh cuộc sống và khát vọng của nhân dân, ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày.
Trả lời:
Đoạn trích thông qua câu chuyện thi nấu cơm giành quyền làm vợ cả để ca ngợi trí tuệ, sự chịu thương, chịu khó của người Việt Nam, đồng thời gửi gắm thông điệp khát khao đoàn tụ và hạnh phúc sum vầy trong gia đình.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 3: Khát khao đoàn tụ hay khác:
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
SBT Ngữ văn 11 Bài 1: Thông điệp từ thiên nhiên (Tùy bút, tản văn)
SBT Ngữ văn 11 Bài 2: Hành trang vào tương lai (Văn bản nghị luận)
SBT Ngữ văn 11 Bài 4: Nét đẹp văn hóa và cảnh quan (Văn bản thông tin)
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST