Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 17 Cánh diều
Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 17 trong Bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học Sách bài tập KHTN lớp 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 17.
Bài 5.11 trang 17 sách bài tập KHTN 7: Chất được tạo thành từ các cặp nguyên tố sau đây là chất ion hay chất cộng hóa trị?
a) Na và S.
b) H và Cl.
c) N và H.
d) Ca và O.
e) K và Cl.
Xác định tỉ lệ số nguyên tử của hai nguyên tố trong mỗi hợp chất tạo thành.
Lời giải:
- Chất tạo thành từ kim loại mạnh và phi kim mạnh là hợp chất ion, đó là:
Cặp nguyên tố |
Na và S |
Ca và O |
K và Cl |
Tỉ lệ |
2 : 1 |
1 : 1 |
1 : 1 |
- Chất tạo thành từ các phi kim là chất cộng hóa trị, đó là:
Cặp nguyên tố |
H và Cl |
N và H |
Tỉ lệ |
1 : 1 |
1 : 3 |
Bài 5.12 trang 17 sách bài tập KHTN 7:
a) Trong các nguyên tố Mg, Cl, O, Na và Ne, những cặp nguyên tố nào có thể tạo ra liên kết ion với nhau?
b) Trong các nguyên tố H, Na, Mg, O và He, những cặp nguyên tố nào có thể tạo ta liên kết cộng hóa trị với nhau?
Lời giải:
Chú ý:
- Liên kết ion được hình thành giữa kim loại mạnh và phi kim mạnh.
- Liên kết cộng hóa trị thường được hình thành giữa các nguyên tử phi kim với nhau.
a) Khí hiếm Ne không tham gia liên kết.
Liên kết ion được tạo thành giữa các cặp nguyên tố sau:
Mg và Cl; Mg và O; Na và Cl; Na và O.
b) Khí hiếm He không tham gia liên kết.
Liên kết cộng hóa trị được tạo ra giữa cặp nguyên tố O và H.
Bài 5.13 trang 17 sách bài tập KHTN 7: Hãy chọn từ/ cụm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ …. trong đoạn thông tin dưới đây.
rắn, cao, lỏng, thấp, khí, dễ, không dẫn điện, ít, dẫn điện |
Ở điều kiện thường, các chất ion đều ở thể … (1) …, thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi … (2)… Các chất cộng hóa trị có ở thể … (3) …., ….(4)…. và …. (5)…., thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi …. (6) …. Các chất cộng hóa trị thường …. (7) …. tan trong nước và …. (8) …. còn các chất ion thường …. (9) …. tan trong nước tạo ra dung dịch …. (10)…
Lời giải:
Ở điều kiện thường, các chất ion đều ở thể (1) rắn, thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi (2) cao. Các chất cộng hóa trị có ở thể (3) rắn, (4) lỏng và (5) khí, thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi (6) thấp. Các chất cộng hóa trị thường (7) ít tan trong nước và (8) không dẫn điện còn các chất ion thường (9) dễ tan trong nước tạo ra dung dịch (10) dẫn điện.
Bài 5.14 trang 17 sách bài tập KHTN 7: Khi nguyên tử X liên kết với nguyên tử Y đã diễn ra các quá trình như sau: nguyên tử X nhường electron để tạo thành cation X+ và nguyên tử Y nhận electron để trở thành ion Y-. Biết rằng trong cation X+ và anion Y- đều có 10 electron.
a) Tính số electron có trong nguyên tử X.
b) Tính số proton có trong hạt nhân của nguyên tử Y.
Lời giải:
Nguyên tử X cho 1 electron để chuyển thành X+; nguyên tử Y nhận 1 electron để chuyển thành Y-. Vì X+ và Y- đều có 10 electron nên:
a) Nguyên tử X có: 10 electron + 1 electron = 11 electron.
b) Nguyên tử Y có: 10 electron – 1 electron = 9 electron.
Do đó số proton trong hạt nhân Y = số electron của Y = 9.
Bài 5.15 trang 17 sách bài tập KHTN 7: Hạt nhân của nguyên tử X có 3 proton, tổng số electron có trong nguyên tử Y là 9.
a) Nguyên tử X có tạo ra được liên kết với nguyên tử Y không?
b) Nếu X và Y liên kết được với nhau thì liên kết đó là liên kết ion hay liên kết cộng hóa trị? Viết sơ đồ minh họa sự tạo thành liên kết giữa X và Y.
Lời giải:
a) Nguyên tử X có 3 proton, do đó số electron của X là 3 và lớp ngoài cùng có 1 electron nên X là kim loại.
Nguyên tử Y có 9 electron, do đó lớp ngoài cùng của Y có 7 electron nên Y là phi kim.
Vậy nguyên tử X có tạo ra được liên kết với nguyên tử Y, do các nguyên tử này đều chưa đạt được lớp ngoài cùng bền vững giống với khí hiếm.
b) X là kim loại điển hình, Y là phi kim điển hình nên X liên kết với Y bằng liên kết ion.
Sơ đồ minh họa sự tạo thành liên kết ion giữa X với Y:
Nguyên tử X cho đi 1 electron ở lớp ngoài cùng trở thành ion mang một điện tích dương, kí hiệu là X+.
Nguyên tử Y có 7 electron ở lớp ngoài cùng, nhận 1 electron tử X để trở thành ion mang một điện tích âm, kí hiệu là Y-.
Các ion X+ và Y- mang điện tích trái dấu, hút nhau, tạo thành liên kết trong phân tử XY.
Bài 5.16 trang 17 sách bài tập KHTN 7: Quá trình nguyên tử R liên kết với nguyên tử Y đã tạo ra ion R2+ và ion Y-.
a) Mỗi nguyên tử R đã liên kết với bao nhiêu nguyên tử Y?
b) Số electron trong ion R2+ và ion Y- đều là 10 electron. Hãy cho biết R và Y là những nguyên tử của các nguyên tố hóa học nào.
Lời giải:
a) Nguyên tử R cho 2 electron để tạo thành ion R2+.
Nguyên tử Y nhận 1 electron để tạo thành ion Y-.
Vậy mỗi nguyên tử R kết hợp với hai nguyên tử Y.
b) R2+ có 10 electron nên R có 10 + 2 = 12 electron.
Vậy R có số proton = số electron = 12. R là Mg (magnesium).
Y- có 10 electron nên Y có 10 – 1 = 9 electron.
Vậy Y có số proton = số electron = 9. Y là F (fluorine).
Lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học Cánh diều hay khác:
Xem thêm lời giải sách bài tập KHTN 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều