Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 15 Cánh diều

Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 15 trong Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất Sách bài tập KHTN lớp 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 15.

Bài 4.11 trang 15 sách bài tập KHTN 7: Các chữ cái trong bảng chữ cái có thể được ghép với nhau dể tạo thành các từ, các từ được ghép với nhau thành đoạn văn. Quan hệ giữa nguyên tố, hợp chất, hỗn hợp cũng tương tự như cách trên. Hãy xem xét điểm tương đồng và quyết định lựa chọn (chữ cái, từ hoặc đoạn văn) để điền vào chỗ … trong các nội dung dưới đây:

a) Một hợp chất tương ứng với một ….

b) Một hỗn hợp tương ứng với một ….

c) Một nguyên tố tương ứng với một …

Lời giải:

a) Một hợp chất tương ứng với một từ.

b) Một hỗn hợp tương ứng với một đoạn văn.

c) Một nguyên tố tương ứng với một chữ cái.

Bài 5.1 trang 15 sách bài tập KHTN 7: Nguyên tử khí hiếm là nguyên tử có

A. số electron trong nguyên tử là số chẵn.

B. số proton bằng số neutron.

C. tám electron ở lớp ngoài cùng (trừ He).

D. tám electron trong nguyên tử (trừ He).

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Nguyên tử khí hiếm là nguyên tử có tám electron ở lớp ngoài cùng (trừ He).

Bài 5.2 trang 15 sách bài tập KHTN 7: Các khí hiếm tồn tại dưới dạng nguyên tử độc lập, không tham gia liên kết với nguyên tử khác vì

A. số lượng các nguyên tố khí hiếm rất nhỏ.

B. các nguyên tử khí hiếm có kích thước rất nhỏ.

C. các nguyên tử khí hiếm có lớp electron ngoài cùng bền vững.

D. các khí hiếm ở thể khí trong điều kiện thường.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Các khí hiếm tồn tại dưới dạng nguyên tử độc lập, không tham gia liên kết với nguyên tử khác vì các nguyên tử khí hiếm có lớp electron ngoài cùng bền vững.

Bài 5.3 trang 15 sách bài tập KHTN 7: Khi hai nguyên tử A và B tạo ra liên kết ion với nhau thì

A. mỗi nguyên tử A và B đều nhận thêm electron.

B. một nguyên tử nhận thêm electron, một nguyên tử cho đi electron.

C. proton được chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử kia.

D. mỗi nguyên tử A và B đều cho đi electron.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Khi hai nguyên tử A và B tạo ra liên kết ion với nhau thì một nguyên tử nhận thêm electron, một nguyên tử cho đi electron.

Nguyên tử cho electron chuyển thành ion dương, nguyên tử nhận electron chuyển thành ion âm.

Trong quá trình tạo ra liên kết hóa học, hạt nhân của các nguyên tử không thay đổi.

Bài 5.4 trang 15 sách bài tập KHTN 7: Trong liên kết cộng hóa trị, các electron chung giữa hai nguyên tử được hình thành từ

A. một số electron thích hợp ở ngoài cùng của mỗi nguyên tử.

B. tất cả các electron lớp ngoài cùng của hai nguyên tử.

C. tất cả các electron có trong hai nguyên tử.

D. một electron ở lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Các nguyên tử liên kết với nhau để tạo ra lớp electron ngoài cùng bền vững tương tự khí hiếm (với 8 electron).

Khi tạo thành liên kết cộng hóa trị, các electron góp chung được lấy từ lớp electron ngoài cùng của nguyên tử với số lượng thích hợp để tổng số electron lớp ngoài cùng (kể cả electron chung và riêng) của các nguyên tử là 8 electron (riêng H là 2 electron tương tự He).

Lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải sách bài tập KHTN 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác