Giải SBT Hóa học 10 trang 69 Kết nối tri thức
Với Giải SBT Hóa học 10 trang 69 trong Bài 22: Hydrogen halide. Muối halide Sách bài tập Hóa 10 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Hóa học 10 trang 69.
Bài 22.11 trang 69 SBT Hóa học 10: Trong dãy hydrogen halide, từ HCl đến HI, nhiệt độ sôi tăng dần chủ yếu do nguyên nhân nào sau đây?
A. Tương tác van der Waals tăng dần.
B. Phân tử khối tăng dần.
C. Độ bền liên kết giảm dần.
D. Độ phân cực liên kết giảm dần.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Trong dãy hydrogen halide, từ HCl đến HI, nhiệt độ sôi tăng dần chủ yếu do tương tác van der Waals tăng dần.
Bài 22.12 trang 69 SBT Hóa học 10: Trong dãy hydrogen halide, từ HF đến HI, độ phân cực của liên kết biến đổi như thế nào?
A. Tuần hoàn
B. Tăng dần
C. Giảm dần
D. Không đổi
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Trong dãy hydrogen halide, độ âm điện giảm dần từ F đến I dẫn đến độ phân cực của liên kết H-X giảm dần từ HF đến HI.
Bài 22.13 trang 69 SBT Hóa học 10: Hydrochloric acid đặc thể hiện tính khử khi tác dụng với chất nào sau đây?
A. NaHCO3
B. CaCO3
C. NaOH
D. MnO2
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Hydrochloric acid đặc thể hiện tính khử khi tác dụng với MnO2
Bài 22.14 trang 69 SBT Hóa học 10: Hydrochloric acid loãng thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào sau đây?
A. FeCO3
B. Fe
C. Fe(OH)2
D. Fe2O3
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Hydrochloric acid loãng thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với kim loại
Bài 22.15 trang 69 SBT Hóa học 10: Thuốc thử nào sau đây phân biệt được hai dung dịch HCl và NaCl?
A. Phenolphtalein
B. Hồ tinh bột
C. Quỳ tím
D. Nước brom
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Dung dịch HCl làm quỳ tím hóa đỏ. Dung dịch NaCl không làm quỳ tím đổi màu.
Bài 22.16 trang 69 SBT Hóa học 10: Dung dịch HF có khả năng ăn mòn thủy tinh là do xảy ra phản ứng hóa học nào sau đây?
A. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
B. NaOH + HF → NaF + H2O
C. H2 + F2 → 2HF
D. 2F2 + 2H2O → 4HF + O2
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Dung dịch HF có khả năng ăn mòn thủy tinh là do xảy ra phản ứng hóa học:
SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
Bài 22.17 trang 69 SBT Hóa học 10: Trong dãy hydrohalic acid, từ HF đến HI, tính acid tăng dần do nguyên nhân chính là
A. tương tác van der Waals tăng dần.
B. độ phân cực liên kết giảm dần
C. phân tử khối tăng dần.
D. độ bền liên kết giảm dần
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Trong dãy hydrohalic acid, từ HF đến HI độ bền liên kết giảm dần ⇒ khả năng phân li H+ trong dung dịch tăng dần ⇒ Tính acid tăng dần.
Bài 22.18 trang 69 SBT Hóa học 10: Cho muối halide nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì chỉ xảy ra phản ứng trao đổi?
A. KBr
B. KI
C. NaCl
D. NaBr
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
NaCl tác dụng với H2SO4 đặc chỉ xảy ra phản ứng trao đổi.
2NaCl + H2SO4 → Na2SO4 + 2HCl
Lời giải SBT Hóa 10 Bài 22: Hydrogen halide. Muối halide Kết nối tri thức hay khác:
Xem thêm lời giải Sách bài tập Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
- SBT Hóa 10 Bài 18: Ôn tập chương 5
- SBT Hóa 10 Bài 19: Tốc độ phản ứng
- SBT Hóa 10 Bài 20: Ôn tập chương 6
- SBT Hóa 10 Bài 21: Nhóm halogen
- SBT Hóa 10 Bài 23: Ôn tập chương 7
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Hóa học 10 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 Kết nối tri thức
- Giải SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT