Giải SBT Hóa học 10 trang 39 Kết nối tri thức

Với Giải SBT Hóa học 10 trang 39 trong Bài 15: Phản ứng oxi hóa - khử Sách bài tập Hóa 10 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Hóa học 10 trang 39.

Bài 15.1 trang 39 SBT Hóa học 10: Số oxi hóa là một số đại số đặc trưng cho đại lượng nào sau đây của nguyên tử trong phân tử?

A. Hóa trị

B. Điện tích

C. Khối lượng

D. Số hiệu

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Số oxi hóa là điện tích quy ước của nguyên tử trong phân tử khi coi tất cả các electron liên kết đều chuyển hoàn toàn về nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.

Bài 15.2 trang 39 SBT Hóa học 10: Trong hợp chất SO3, số oxi hóa của sulfur (lưu huỳnh) là

A. +2

B. +3

C. +5

D. +6

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Số oxi hóa của O thường là -2

Đặt x là số oxi hóa của S

⇒ x.1 + (-2).3 = 0 ⇒ x = +6

Vậy số oxi hóa của S là +6

Bài 15.3 trang 39 SBT Hóa học 10: Fe2O3 là thành phần chính của quặng hematite đỏ, dùng để luyện gang. Số oxi hóa của iron (sắt) trong Fe2O3 là:

A. + 3

B. 3+

C. 3

D. -3

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Số oxi hóa được viết ở dạng đại số, dấu viết trước, số viết sau ⇒ B sai.

Đặt x là số oxi hóa của Fe. O thường có số oxi hóa là -2

⇒ Ta có: x.2 + (-2).3 = 0

⇒ x = +3

Bài 15.4 trang 39 SBT Hóa học 10: Ammonia (NH3) là nguyên liệu để sản xuất nitric acid và nhiều loại phân bón. Số oxi hóa của nitrogen trong ammonia là

A. 3

B. 0

C. +3

D. -3

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Đặt x là số oxi hóa của N. H thường có số oxi hóa là +1

⇒ Ta có: x.1 + (+1).3 = 0

⇒ x = -3

Bài 15.5 trang 39 SBT Hóa học 10: Chromium có số oxi hóa +2 trong hợp chất nào sau đây?

A. Cr(OH)3

B. Na2CrO4

C. CrCl2

D. Cr2O3

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Chromium có số oxi hóa +2 trong hợp chất nào sau đây?

Bài 15.6 trang 39 SBT Hóa học 10: Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng có sự nhường và nhận

A. electron

B. neutron

C. proton

D. cation

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng có sự nhường và nhận electron.

<

Bài 15.7 trang 39 SBT Hóa học 10: Dấu hiệu để nhận ra một phản ứng oxi hóa – khử là dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau đây của nguyên tử?

A. Số khối

B. Số oxi hóa

C. Số hiệu

D. Số mol

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Dấu hiệu để nhận ra một phản ứng oxi hóa – khử là dựa trên sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử.

Bài 15.8 trang 39 SBT Hóa học 10: Trong phản ứng oxi hóa – khử, chất oxi hóa là chất

A. nhường electron

B. nhận electron

C. nhận proton

D. nhường proton

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Trong phản ứng oxi hóa – khử, chất oxi hóa là chất nhận electron, chất khử là chất nhường electron.

Bài 15.9 trang 39 SBT Hóa học 10: Dẫn khí H2 đi qua ống sứ đựng bột CuO nung nóng để thực hiện phản ứng hóa học sau:

Dẫn khí H2 đi qua ống sứ đựng bột CuO nung nóng để thực hiện phản ứng hóa học sau

Trong phản ứng trên, chất đóng vai trò chất khử là

A. CuO

B. Cu

C. H2

D. H2O

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Dẫn khí H2 đi qua ống sứ đựng bột CuO nung nóng để thực hiện phản ứng hóa học sau

Chất khử là chất nhường electron (số oxi hóa tăng).

Chất oxi hóa là chất nhận electron (số oxi hóa giảm).

⇒ H2 là chất khử, CuO là chất oxi hóa.

Lời giải SBT Hóa 10 Bài 15: Phản ứng oxi hóa - khử Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác