Mảng (Array) trong PHP
Một mảng là một cấu trúc dữ liệu mà lưu giữ một hoặc nhiều kiểu giá trị giống nhau trong một giá trị đơn. Ví dụ, nếu bạn muốn lưu 100 số, thì thay vì định nghĩa 100 biến, nó là dễ dàng để định nghĩa một mảng có độ dài là 100.
Có 3 loại mảng khác nhau và mỗi giá trị mảng được truy cập bởi sử dụng một ID, mà được gọi là chỉ mục mảng.
Mảng số nguyên − Một mảng có chỉ mục ở dạng số. Giá trị được lưu trữ và truy cập tuyến tính.
Mảng liên hợp − Một mảng với chỉ mục ở dạng chuỗi kí tự. Mảng này lưu trữ các giá trị phần tử bằng sự kết hợp với các giá trị key thay vì trong một trật tự chỉ mục tuyến tính nghiêm ngặt như mảng số nguyên.
Mảng đa chiều − Một mảng chứa một hoặc nhiều mảng và các giá trị được truy cập bằng cách sử dụng nhiều chỉ mục.
Ghi chú − Các hàm xử lý mảng có sẵn được cung cấp trong Hàm xử lý mảng trong PHP
Mảng số nguyên trong PHP
Các mảng loại này có thể lưu trữ các số, các chuỗi và bất kỳ đối tượng nào, nhưng chỉ mục mảng thì vẫn được biểu diễn bởi các số. Theo mặc định, chỉ mục mảng bắt đầu từ 0.
Ví dụ
Mảng này có thể lưu trữ số, chuỗi và bất kì đối tượng nào, nhưng chỉ mục của chúng sẽ được biểu diễn ở dạng số. Theo mặc định chỉ mục mảng bắt đầu từ 0.
Dưới đây là ví dụ minh họa cách tạo và truy cập mảng số nguyên trong PHP.
Ở đây, chúng ta đã sử dụng hàm array() để tạo mảng. Hàm này được giải thích trong chương phụ: Hàm mảng trong PHP ở trên.
"; } /* Phương thức thứ hai để tạo mảng trong PHP. */ $numbers[0] = "one"; $numbers[1] = "two"; $numbers[2] = "three"; $numbers[3] = "four"; $numbers[4] = "five"; foreach( $numbers as $value ) { echo "Giá trị phần tử mảng là $value
"; } ?>
Lưu chương trình trên trong một file có tên là test.php trong htdocs, sau đó mở trình duyệt và gõ địa chỉ http://localhost:8080/test.php sẽ cho kết quả:
Mảng liên hợp trong PHP
Các mảng liên hợp là khá giống với các mảng số nguyên về tính năng, nhưng chúng khác nhau về chỉ mục. Mảng liên hợp sẽ có chỉ mục ở dạng chuỗi để mà bạn có thể thiết lập một liên kết mạnh giữa key và value.
Để lưu giữ lương của nhân viên trong một mảng, một mảng chỉ mục số sẽ không là lựa chọn tốt nhất. Thay vào đó, chúng ta sẽ sử dụng các tên nhân viên như là các key trong mảng liên hợp, và value sẽ là lương tương ứng của họ.
Chú ý: Đừng giữ mảng liên hợp bên trong dấu trích dẫn kép trong khi in, nếu không thì nó sẽ không trả về bất kỳ giá trị nào.
Ví dụ
2000, "manh" => 1000, "huong" => 500); echo "Lương của nhân viên hoang là ". $luong_nhan_vien['hoang'] . "
"; echo "Lương của nhân viên manh là ". $luong_nhan_vien['manh']. "
"; echo "Lương của nhân viên huong là ". $luong_nhan_vien['huong']. "
"; /* Phương thức thứ hai để tạo mảng liên hợp. */ $luong_nhan_vien['hoang'] = "high"; $luong_nhan_vien['manh'] = "medium"; $luong_nhan_vien['huong'] = "low"; echo "Mức lương của nhân viên hoang là ". $luong_nhan_vien['hoang'] . "
"; echo "Mức lương của nhân viên manh là ". $luong_nhan_vien['manh']. "
"; echo "Mức lương của nhân viên huong là ". $luong_nhan_vien['huong']. "
"; ?>
Lưu chương trình trên trong một file có tên là test.php trong htdocs, sau đó mở trình duyệt và gõ địa chỉ http://localhost:8080/test.php sẽ cho kết quả:
Mảng đa chiều trong PHP
Trong một mảng đa chiều, mỗi phần tử cũng có thể là một mảng. Và mỗi phần tử trong một mảng phụ có thể là một mảng, và cứ tiếp tục như vậy. Các giá trị trong mảng đa dạng được truy cập bởi sử dụng nhiều chỉ mục.
Ví dụ
Trong ví dụ này, chúng ta tạo một mảng hai chiều để lưu giữ điểm 3 môn học của 3 sinh viên.
Ví dụ này là một mảng đa chiều, bạn có thể tạo một mảng số nguyên theo cách tương tự.
array ( "monVatLy" => 7, "monToan" => 8, "monHoa" => 9 ), "manh" => array ( "monVatLy" => 7, "monToan" => 9, "monHoa" => 6 ), "huong" => array ( "monVatLy" => 8, "monToan" => 8, "monHoa" => 9 ) ); /* truy cập các giá trị của mảng đa chiều */ echo "Điểm thi môn Vật Lý của hoang là: " ; echo $diemThi['hoang']['monVatLy'] . "
"; echo "Điểm thi môn Toán của manh là: "; echo $diemThi['manh']['monToan'] . "
"; echo "Điểm thi môn Hóa của huong là: " ; echo $diemThi['huong']['monHoa'] . "
"; ?>
Lưu chương trình trên trong một file có tên là test.php trong htdocs, sau đó mở trình duyệt và gõ địa chỉ http://localhost:8080/test.php sẽ cho kết quả:
Các bài học PHP phổ biến khác tại VietJack: