Bài tập trắc nghiệm Sinh thái (phần 4)



Chuyên đề: Sinh thái

Câu 61: Trong các mối quan hệ sau, mối quan hệ nào là mối quan hệ cạnh tranh cùng loài? A. Cá mập con khi mới nở ra sử dung ngay các trứng chưa nở làm thức ăn. B. Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật và hiện tượng tách đàn ở động vật. C. Hiện tượng cá đực kí sinh trên cá cái ở một số loài cá sống ở đáy đại dương. D. Một cá thể của loài ong mắt đỏ đã đẻ trứng lên thân một con sâu đục thân lúa.

Câu 62: Trong quan hệ hỗ trợ cùng loài, sự quần tụ có vai trò như thế nào đối với sinh vật? 1. Giúp sinh vật dễ dàng săn mồi và chống được kẻ thù hơn, 2. Giúp hình thành các vùng lãnh thổ khác nhau của từng cặp trong đàn. 3. Giúp dễ kết cặp trong mùa sinh sản. 4. Giúp chống chọi với các điều kiện thời tiết bất lợi. 5. Giúp thúc đẩy quá trình chọn lọc tự nhiên. Các ý đúng là A. 1; 2; 3. B. 1; 2; 4. C. 1; 3; 4. D. 2; 4; 5

Câu 63: Tại sao hệ sinh thái dưới nước thường có chuỗi thức ăn dài hơn hệ sinh thái trên cạn? A. Hệ sinh thái dưới nước có nhiều loài động vật hằng nhiệt nên năng lượng bị thất thoát ít hơn hệ trên cạn. B. Hệ sinh thái dưới nước có nhiều loài nên chuỗi thức ăn dài. C. Động vật hệ sinh thái dưới nước có hiệu suất sinh thái cao hơn động vật của hệ sinh thái trên cạn. D. Hệ sinh thái dưới nước sử dụng triệt để nguồn thức ăn và có hiệu suất tiêu hoá cao hơn động vật trên cạn.

Câu 64: Phát biểu nào sau đây là KHÔNG chính xác khi nói về chuỗi và lưới thức ăn? A. Quần xã càng đa dạng thì chuỗi thức ăn càng dài, có thể không có mắt xích kết thúc. B. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau. C. Dựa trên nguồn chất hữu cơ đi vào chuỗi thức ăn, người ta chia chuỗi thức ăn thành 2 loại. D. Chuỗi thức ăn cho thấy mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã sinh vật.

Câu 65: So với biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hoá học để tiêu diệt sâu bệnh gây hại, biện pháp sử dụng loài thiên địch có những ưu điểm nào sau đây? 1. Thường không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người. 2. Không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu. 3. Không gây ô nhiễm môi trường. 4. Nhanh chóng dập tắt các loại dịch bệnh. Phương án đúng là: A. 1 và 4. B. 2 và 3. C. 1 và 3. D. 2 và 4.

Câu 66: Khi nói về chu trình sinh địa hóa cacbon, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Toàn bộ lượng cacbon sau khi đi qua chu trình dinh dưỡng đều được trở lại môi trường không khí. B. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon monoxit (CO). C. Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng không phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó. D. Một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi vào các lớp trầm tích.

Câu 67: Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của 4 loài A, B, C, D lần lượt là 10 – 38,5oC; 10,6 - 32oC; 5 - 44oC; 8 - 32oC. Loài có khả năng phân bố rộng nhất và hẹp nhất là A. A và D. B. C và B C. A và B. D. C và D.

Câu 68: Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì A. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên. B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống. C. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên. D. sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu.

Câu 69: Loài nào dưới đây không có nhóm tuổi sau sinh sản? A. Cá hồi Viễn đông. B. Ong mật phương Tây. C. Cá mập đầu búa. D. Thỏ rừng Bắc Mỹ.

Câu 70: Khi kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu, điều nào sau đây là không đúng? A. Quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. B. Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm. C. Giao phối gần xảy ra làm giảm sức sống của quần thể. D. Khả năng sinh sản tăng lên do mật độ cá thể thấp, ít cạnh tranh.

Câu 71: Trong một hệ sinh thái, năng lượng được tích luỹ lớn nhất ở

A. bậc dinh dưỡng cấp cao nhất.

B. bậc dinh dưỡng cấp 1.

C. bậc dinh dưỡng cấp 2.

D. bậc dinh dưỡng cấp 3.

Câu 72: Phát biểu nào dưới đây về chuỗi thức ăn là đúng?

A. Chuỗi thức ăn phế liệu chỉ tồn tại trong các hệ sinh thái dưới nước.

B. Chuỗi thức ăn thực vật thường bắt đầu bằng mùn bã hữu cơ.

C. Chuỗi thức ăn phế liệu là hệ quả của chuỗi thức ăn thực vật.

D. Chuỗi thức ăn thực vật chỉ tồn tại trong các hệ sinh thái trên cạn.

Câu 73: Điều nào dưới đây không đúng khi nói về sự phân bố của loài?

A. Sự quần tụ phổ biến ở những nơi có cạnh tranh hoặc đối địch

B. Loài thường phân bố ở những nơi có điều kiện thuận lợi.

C. Nước là nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài sinh vật.

D. Loài có giới hạn sinh thái rộng thường có vùng phân bố rộng.

Câu 74: Sự khai thác quá mức của con người không dẫn đến các hiện tượng nào sau đây?

A. Mất cân bằng sinh học trong tự nhiên.

B. Sự suy giảm đa dạng sinh học.

C. Sự suy giảm nguồn lợi.

D. Sự tiến hoá của các loài sinh vật.

Câu 75: Năng suất sơ cấp của thực vật bậc cao phụ thuộc chủ yếu vào

A. cường độ chiếu sáng, độ màu mỡ của đất, độ bão hoà của không khí.

B. cường độ ánh sáng, độ màu mỡ của đất, cường độ thoát hơi nước.

C. cường độ ánh sáng, tốc độ gió, cường độ thoát hơi nước.

D. tốc độ gió, cường độ thoát hơi nước, độ pH của đất.

Câu 76: Hai loài cá sống ở tầng đáy, đều ăn động vật đấy nhưng chúng kiếm ăn ở hai thời đoeẻm khác nhau. Khẳng định nào sau đây về hai loài là đúng?

A. Hai loài luôn cạnh tranh nhau về thức ăn.

B. Hai loài sẽ hợp tác với nhau để khai thác nguồn thức ăn.

C. Hai loài cùng chung sống hoà bình.

D. Hai loài là vật dữ và con mồi của nhau.

Câu 77: Những loài hẹp nhiệt thường không sống ở đâu?

A. Vùng cực

B. Vùng nhiệt đới.

C. Vùng ôn đới.

D. Ở các vùng núi cao.

Câu 78: Với tác động như nhau của nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật thì

A. cơ thể phản ứng trái ngược nhau trong từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển hay trạng thái sinh lí.

B. tuỳ loài mà cơ thể phản ứng như nhau trong tất cả cá giai đoạn sinh trưởng, phát triển hay trạng thái sinh lí hoặc khác nhau trong mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát truển hay trạng thái sinh lí.

C. cơ thể phản ứng như nhau trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng, phát triển hay trạng thái sinh lí.

D. cơ thể phản ứng khác nhau, tuỳ thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển hay trạng thái sinh lí.

Câu 79: Trong nghề nuôi cá, để thu được năng suất cá tối đa trên một đơn vị diện tích mặt nước thì điều nào dưới đây nên làm hơn cả?

A. Nuôi nhiều loài cá cùng một chuỗi thức ăn.

B. Nuôi nhiều loài cá sống ở các tầng nước khác nhau.

C. Nuôi nhiều loài cá với mật độ càng cao càng tốt.

D. Nuôi một loài cá thích hợp với mật độ cao và cho dư thừa thức ăn.

Câu 80: Tập hợp nào sau đây là 1 quần thể sinh vật?

A. Những con cá trong một hồ tự nhiên.

B. Những con chim trên một ngon cây.

C. Những cây lúa trên một cánh đồng ở Bắc Bộ.

D. Những con vọoc mũi hếch trên đảo Cát Bà.

Đáp án

61 D62C63 C 64 A 65 C
66 D67B68 C 69 A 70 D
71 B72C73 A 74 D 75 A
76 C77C78 D 79 B 80 D

Xem thêm các bài học Ôn thi đại học môn Sinh học khác:


chuyen-de-sinh-thai.jsp


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học