Bài tập trắc nghiệm Sinh thái (phần 1)



Chuyên đề: Sinh thái

Câu 1: Trong chuỗi thức ăn: cỏ → cá → vịt → người, mỗi mắt xích được xem là một

A. sinh vật tiêu thụ.

B. sinh vật dị dưỡng.

C. sinh vật phân huỷ.

D. bậc dinh dưỡng.

Câu 2: Sự phân bố của loài trong quần xã sinh vật tự nhiên thường phụ thuộc chủ yếu vào

A. diện tích của quần xã.

B. sự thay đổi do hoạt động của con người.

C. sự thay đổi do các quá trình tự nhiên.

D. nhu cầu về nguồn sống.

Câu 3: Hiện tượng khống chế sinh học

A. làm cho một loài bị tiêu diệt.

B. đảm bảo cân bằng sinh thái trong quần xã.

C. làm cho quần xã chậm phát triển.

D. mất cân bằng sinh thái trong quần xã.

Câu 4: Loài ưu thế có vai trò quan trọng trong quần xã do chúng có

A. số lượng cá thể nhiều.

B. khả năng tiêu diệt các loài khác.

C. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.

D. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.

Câu 5: Quần xã sinh vật nào sau đây thường có độ đa dạng sinh học cao hơn các quần xã khác?

A. Rừng mưa nhiệt đới.

B. Các bãi bồi ven biển.

C. Rừng ôn đới.

D. Rừng nhân tạo.

Câu 6: Trong tự nhiên, các cá thể trong quần thể phân bố theo kiểu nào là phổ biến nhất?

A. Phân bố theo nhóm.

B. Phân bố ngẫu nhiên.

C. Phân bố đồng đều.

D. Phân bố theo độ tuổi.

Câu 7: Giải thích nào dưới đây không hợp lí về sự thất thoát năng lượng rất lớn qua mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái?

A. Phần lớn năng lượng được tích vào sinh khối.

B. Một phần năng lượng mất qua chất thải (phân, nước tiểu...).

C. Một phần năng lượng mất qua các phần rơi rụng (lá rụng, xác lột...).

D. Phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt cho cơ thể.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về diễn thế sinh thái?

A. Trong diễn thế sinh thái, các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau.

B. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào.

C. Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định.

D. Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi điều kiện ngoại cảnh.

Câu 9: Nhóm sinh vật có mức năng lượng lớn nhất trong một hệ sinh thái là

A. sinh vật phân huỷ.

B. động vật ăn thực vật.

C. sinh vật sản xuất.

D. động vật ăn thịt.

Câu 10: Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần của cây họ Đậu là biểu hiện của mối quan hệ

A. cộng sinh.

B. kí sinh - vật chủ.

C. hội sinh.

D. hợp tác.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật?

A. Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao.

B. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định.

C. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.

D. Trong tất cả các quần xã sinh vật trên cạn, chỉ có loại chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật?

A. Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là sự biến tướng của quan hệ con mồi - vật ăn thịt.

B. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh.

C. Trong tiến hoá, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân li về ổ sinh thái của mình.

D. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hoá.

Câu 13: Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +2oC đến 44oC. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +5,6oC đến +42oC. Dựa vào các số liệu trên, hãy cho biết nhận định nào sau đây về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng?

A. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.

B. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn.

C. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn.

D. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt hẹp hơn.

Câu 14: Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể?

A. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây.

B. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo.

C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới.

D. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng.

Câu 15: Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật có thể dẫn tới:

A. giảm kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu.

B. tăng kích thước quần thể tới mức tối đa.

C. duy trì số lượng cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp.

D. tiêu diệt lẫn nhau giữa các cá thể trong quần thể, làm cho quần thể bị diệt vong.

Câu 16: Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi:

A. điều kiện sống trong môi trường phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

B. điều kiện sống phân bố không đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

C. điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

D. các cá thể của quần thể sống thành bầy đàn ở những nơi có nguồn sống dồi dào nhất.

Câu 17: Phân bố theo nhóm các cá thể của quần thể trong không gian có đặc điểm là:

A.thường gặp khi điều kiện sống của môi trường phân bố đồng đều trong môi trường, nhưng ít gặp trong thực tế.

B.các cá thể của quần thể tập trung theo từng nhóm ở nơi có điều kiện sống tốt nhất.

C.thường không được biểu hiện ở những sinh vật có lối sống bầy, đàn; có hậu quả làm giảm khả năng đấu tranh sinh tồn của các cá thể trong quần thể.

D.xảy ra khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể, thường xuất hiện sau giai đoạn sinh sản.

Câu 18: Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép,....vì:

A.tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo

B.tạo sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao

C.tận dụng nguồn thức ăn là các loài động vật đáy

D.mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau

Câu 19: Các dạng biến động số lượng?

1. Biến động không theo chu kì.

2. Biến động the chu kì.

3. Biến động đột ngột (do sự cố môi trường)

4. Biến động theo mùa vụ.

Phương án đúng là:

A. 1, 2.

B. 1, 3, 4.

C. 2, 3.

D. 2, 3, 4.

Câu 20: Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 so với sinh vật sản xuất: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo)

A. 0,57%    B. 0,92%    C. 0,0052%    D. 45,5%

Đáp án

1 D2D3 B 4 D 5 A
6 A7A8 A 9 C 10 A
11 C12B13 A 14 B 15 C
16 C17B18 D 19 A 20 A

Xem thêm các bài học Ôn thi đại học môn Sinh học khác:


chuyen-de-sinh-thai.jsp


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học