Bài tập trắc nghiệm Di truyền quần thể (phần 5)



Chuyên đề: Di truyền quần thể

Câu 81: Ở một quần thể sau khi trải qua ba thế hệ tự phối, tỉ lệ của thể dị hợp trong quần thể bằng 8%. Biết rằng ở thế hệ xuất phát, quần thể có 20% số cá thể đồng hợp trội và cánh dài là tính trội hoàn toàn so với cánh ngắn. Hãy cho biết trước khi xảy ra quá trình tự phối, tỉ lệ kiểu hình nào sau đây là của quần thể trên?

A. 36% cánh dài : 64% cánh ngắn

B. 64% cánh dài : 36% cánh ngắn

C. 84% cánh dài : 16% cánh ngắn

D.16% cánh dài : 84% cánh ngắn

Câu 82: Cấu trúc di truyền của một quần thể như sau : 0,2 AABb : 0,2 AaBb : 0,3 aaBB : 0,3 aabb. Biết các alen trội lặn hoàn toàn, nếu quần thể trên giao phối tự do thì tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội thuần chủng về cả hai gen trên sau hai thế hệ là

A. 3,75%.     B. 2,25%.     C. 5%.    D. 4,5%.

Câu 83: Trong một quần thể cân bằng di truyền, xét 1 gen có 2 alen A và a có quan hệ trội lặn hoàn toàn. Quần thể có 64% cá thể có kiểu hình trội. Đột nhiên điều kiện sống thay đổi làm chết tất cả các cá thể có kiểu hình lặn trước khi trưởng thành. Sau đó, điều kiện sống trở lại như cũ. Thành phần kiểu gen của quần thể về 2 alen trên sau một thế hệ ngẫu phối là

A. 0,14275 AA + 0,47175 Aa + 0,39225 aa.

B. 0,1 AA + 0,44Aa + 0,46 aa.

C. 0,16 AA + 0,48Aa + 0,36 aa.

D. 0,390625 AA + 0,46875Aa + 0,140625 aa.

Câu 84: Quần thể tự thụ có đặc điểm nào dưới đây?

A. Tần số tương đối các alen duy trì không đổi nhưng tần số các kiểu gen luôn thay đổi qua các thế hệ.

B. Tần số tương đối các alen và tần số các kiểu gen luôn thay đổi qua các thế hệ.

C. Tần số tương đối các alen luôn thay đổi nhưng tần số các kiểu gen duy trì không đổi qua các thế hệ.

D. Tần số tương đối các alen và tần số các kiểu gen luôn duy trì không đổi qua các thế hệ.

Câu 85: Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng

A. giảm dần tỉ lệ dị hợp tử, tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử.

B. giảm dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn.

C. tăng dần tỉ lệ dị hợp tử, giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử.

D. giảm dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trội.

Câu 86: Định luật Hacđi-Vanbec nghiệm đúng trong điều kiện nào dưới đây?

A. Quần thể có kích thước nhỏ.

B. Có dòng gen giữa quần thể với quần thể khác.

C. Quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá.

D. Quần thể tự phối qua nhiều thế hệ.

Câu 87: Luật Hôn nhân và gia đình cấm không cho những người có họ hàng gần (trong vòng ba đời) kết hôn với nhau vì lý do nào sau đây?

A. Không phù hợp với phong tục tập quán của Việt Nam.

B. Kết hôn gần sẽ làm tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và đồng hợp tử gen lặn có hại sẽ được biểu hiện thành kiểu hình.

C. Kết hôn gần sẽ làm giảm dần tần số kiểu gen đồng hợp, làm giảm sức sống của dòng họ.

D. Kết hôn gần sẽ làm giảm sự đa dạng trong vốn gen của dòng họ.

Câu 88: Phát biểu nào dưới đây về trẻ đồng sinh cùng trứng là đúng?

A. Có kiểu gen khác nhau.

B. Luôn có kiểu hình giống hệt nhau.

C. Có giới tính khác nhau.

D. Có nguồn gốc từ cùng một hợp tử.

Câu 89: Khi nói về quá trình tự phối của một quần thể đa hình, nhận định nào dưới đây là không chính xác?

A. Không làm thay đổi tần số tương đối của các alen.

B. Tạo ra thế hệ sau đồng nhất về mặt di truyền.

C. Tỉ lệ dị hợp tử giảm dần qua các thế hệ.

D. Tỉ lệ đồng hợp tử tăng dần qua các thế hệ.

Câu 90: Cho gen A nằm trên NST thường của 1 loài giao phối, trong đó alen A (hạt đen) trội hoàn toàn với alen a1 (hạt nâu) và a2 (hạt trắng). Kiểu gen a1a2 có màu nâu. Số phép lai có thể xuất hiện trong loài là

A. 9.    B. 18.    C. 30.    D. 36.

Đáp án

81 A82B83 D 84 A 85 A
86 C87B88 D 89 B 90 D

Xem thêm các bài học Ôn thi đại học môn Sinh học khác:


chuyen-de-di-truyen-quan-the.jsp


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học