Bài tập trắc nghiệm Di truyền quần thể (phần 4)



Chuyên đề: Di truyền quần thể

Câu 61: Gen A quy định cây cao, a quy định cây thấp. Ở 1 quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen xuất phát là 1 Aa : 1 aa. Trong các tỉ lệ kiểu hình sau đâu là tỉ lệ kiểu hình của thế hệ ngẫu phối?

A. 3 cây cao : 1 cây thấp.

B. 1 cây cao : 1 cây thấp.

C. 7 cây cao : 9 cây thấp.

D. 9 cây cao : 7 cây thấp.

Câu 62: Ở 1 loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền là: 0,25 AA : 0,1 Aa : 0,65 aa. Hỏi, sau 3 thế hệ thì ngẫu phối tỉ lệ kiểu hình của quần thể là

A. 51% thân cao : 49% thân thấp.

B. 75% thân cao : 25% thân thấp.

C. 25% thân cao : 75% thân thấp.

D. 49% thân cao : 51% thân thấp

Câu 63: Trong một quần thể thực vật, người ta thấy số cá thể có kiểu hình trội chiếm 64%. Hỏi tỉ lệ giữa giao tử mang gen trội và giao tử mang gen lặn là bao nhiêu? Biết 1 gen quy định 1 tính trạng.

A. 33%    B. 50%    C. 67%    D. 75%

Câu 64: Cho một quần thể có kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 0,45 AA : 0,4 Aa : 0,15 aa. Nếu cá thể giao phối tự do thì ở F1 thành phần kiểu gen là

A. 9% AA : 42% Aa : 49% aa.

B. 42,25% AA : 45,5% Aa : 12,25% aa.

C. 12,25% AA : 45,5% Aa : 42,25% aa.

D. 49% AA : 42% Aa : 9% aa.

Câu 65: Ở hoa mõm chó, kiểu gen AA cho hoa đỏ, aa cho hoa trắng còn kiểu gen dị hợp Aa cho hoa hồng. Ở 1 quần thể chưa đạt trạng thái cân bằng di truyền có 1050 cây hoa đỏ, 150 cây hoa hồng và 300 cây hoa trắng. Hỏi, khi đạt trạng thái cân bằng di truyền thì thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào?

A. 0,5625 AA : 0,375 Aa : 0,0625 aa.

B. 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa

C. 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa.

D. 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa.

Câu 66: Một quần thể sóc có 160 con sống trong vườn thực vật và có tần số gen B là 0,9. Một quần thể sóc khác sống trong khu rừng bên cạnh có tần số của alen này là 0,5. Do mùa đông khắc nghiệt đột ngột, 40 cá thể sóc trưởng thành từ quần thể rừng sang vườn thực vật kiếm ăn và hoà nhập vào quần thể ở đây, tần số alen B sau sự di cư này là bao nhiêu?

A. 0,7    B. 0,82.    C. 0,85    D. 0,9.

Câu 67: Số alen của 3 gen I, II, III lần lượt là 3, 4 và 5 alen. Biết các gen đều năm trên NST thường và không cùng nhóm gen liên kết. Trong quần thể, số kiểu gen đồng hợp và số kiểu gen dị hợp về tất cả các gen lần lượt là

A. 120 và 180.

B. 30 và 60.

C. 60 và 180.

D. 60 và 120.

Câu 68: Ở người, gen quy định nhóm máu có 3 alen nằm trên NST thường, gen quy định khả năng nhìn màu gồm 2 alen nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y quy định. Số kiểu gen tối đa có thể có ở người về các gen này là

A. 9.    B. 18.    C. 27.    D. 30.

Câu 69: Về mặt lý luận, định luật Hacđi – Vanbec có ý nghĩa là

A. giải thích được sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài trong thiên nhiên.

B. giải thích được nguyên nhân của sự duy trì ổn định của một số quần thể trong một thời gian dài.

C. giải thích được tác dụng của chọn lọc tự nhiên trong quần thể.

D. giải thích được sự hình thành các loài mới từ một loài ban đầu

Câu 70: Khi nói về quần thể ngẫu phối, nhận định nào sau đây là sai?

A. Quần thể ngẫu phối là quần thể mà các cá thể trong quần thể lựa chọn bạn tình để giao phối ngẫu nhiên.

B. Quần thể ngẫu phối có thể duy trì tần số các kiều gen khác nhau trong những điều kiện nhất định.

C. Trong quần thể ngẫu phối không có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về mặt sinh sản.

D. Trong quần thể ngẫu phối, các cá thể giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên sẽ tạo nên lượng biến dị di truyền rất lớn.

Câu 71: Điều nào sau đây không làm cho quần thể duy trì tần số kiểu gen ở trạng thái cân bằng?

A. Quá trình chọn lọc xảy ra trong quần thể.

B. Các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên.

C. Không có sự di – nhập gen xảy ra trong quần thể.

D. Quá trình đột biến không xảy ra trong quần thể.

Câu 72: Điều tra nhóm máu ở 1 quần thể gồm 100000 người dân, kết quả cho thấy có 6000 người mang nhóm màu AB, 13000 người nhóm máu A, 45 000 người nhóm máu B. Biết rằng quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền. Tính số người nhóm máu B có kiểu gen đồng hợp.

A. 6000 người    B. 9000 người.    C. 15000 người    D. 30000 người.

Câu 73: Một quần thể có tần số tương đối của alen a ở giới cái ban đầu là 0,3, ở giới đực tần số là 0,2. Sau một thế hệ ngẫu phối, quần thể sẽ có cấu trúc di truyền như thế nào?

A. 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa.

B. 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa.

C. 0,24 AA : 0,62 Aa : 0,14 aa.

D. 0,56 AA : 0,38 Aa : 0,06 aa

Câu 74: Trong quần thể ban đầu có thành phàn kiểu gen là 0,7 AA : 0,3 aa. Cho quần thể ngẫu phối qua một vài thế hệ sau đó cho tự phối liên tục qua 3 thế hệ. Tỉ lệ các cá thể dị hợp trong quần thể là bao nhiêu, biết rằng không có đột biến, không có di – nhập gen, không diễn ra CLTN.

A. 0,06    B. 0,6    C. 0,0525    D. 0,525

Câu 75: Khi trải qua các thế hệ tự thụ phấn nghiêm ngặt, quần thể mang cấu trúc di truyền nào dưới đây bị thay đổi về thành phần kiểu gen?

A. 100% AA

B. 100% Aa

C. 100% aa

D. 0,2 AA : 0,8 aa.

Câu 76: Một quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền là : 0,8 AA + 0,2 Aa. Sau một thế hệ ngẫu phối người ta thu được ở đời con 4000 cá thể. Tính theo lí thuyết, số cá thể có kiểu gen dị hợp ở đời con là

A. 720 cá thể.

B. 90 cá thể.

C. 960 cá thể.

D. 680 cá thể.

Câu 77: Trong quần thể giao phối từ tỉ lệ kiểu hình có thể suy ra

A. tỉ lệ kiểu gen và tần số tương đối của các alen.

B. vốn gen của quần thể.

C. nguồn gốc tiến hóa của các loài.

D. tỉ lệ các kiểu gen tương ứng.

Câu 78: Ý nghĩa nào sau đây không phải của định luật Hacđi – Vanbec?

A. Nếu biết tỉ lệ các kiểu hình ta có thể suy ra được tần số alen, thành phần kiểu gen và ngược lại.

B. Giải thích trong thiên nhiên có những quần thể đã duy trì ổn định trong một thời gian dài.

C. Phản ánh trạng thái động của quần thể và giải thích cơ sở của tiến hoá.

D. Phản ánh trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể.

Câu 79: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của ngẫu phối?

A. Ngẫu phối làm cho đột biến phát tán trong quần thể.

B. Ngẫu phối hình thành vô số các biến dị tổ hợp.

C. Ngẫu phối gây áp lực chủ yếu đối với sự thay đổi tần số các alen.

D. Ngẫu phối hình thành vô số các biến dị tổ hợp.

Câu 80: Một quần thể bao gồm 120 cá thể có KG AA, 400 cá thể có KG Aa, 680 cá thể có KG aa. Tần số elen A và a trong quần thể trên lần lượt là bao nhiêu?

A. 26,65%; 73,35%.

B. 73,35%; 26,65%.

C. 25%; 75%.

D. 75%; 25%.

Đáp án

61 C62A63 C 64 B 65 A
66 B67C68 D 69 B 70 C
71 A72B73 D 74 C 75 B
76 A77A78 C 79 C 80 A

Xem thêm các bài học Ôn thi đại học môn Sinh học khác:


chuyen-de-di-truyen-quan-the.jsp


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học