Miêu tả trong văn bản tự sự - Ngữ văn lớp 9

- Trong văn bản tự sự, sự miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động

- Chú ý: yếu tố miêu tả được sử dụng để làm cho bài văn tự sự trở nên hấp dẫn, nhưng không nên sa đà vào miêu tả.

Bài 1: Hãy chỉ ra yếu tố tả cảnh trong đoạn văn sau:

Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi dài ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn vào gầm xe. Giữa lúc đó, xe dừng sít lại. Hai ba người kêu lên một lúc:

- Cái gì thế!

Bài 2: Yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào đối với văn bản tự sự?

Hướng dẫn trả lời

Bài 1:

Những yếu tố miêu tả có văn tự sự:

- Nét hớn hở trên mặt người lái xe

- Nắng len tới đốt cháy rừng cây

- Cây thông cao quá đầu rung tít trong nắng

- Cây tử đinh nhô đầu màu hoa cà

- Mây cuộn tròn lăn từng cục trên những vòm lá ướt sương

- Cây thông cao quá đầu rung tít trong nắng

- Mây cuộn tròn lăn từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương rơi xuống đường cái, luồn vào gầm xe

-> Các yếu tố miêu tả gợi hình ảnh Sa Pa đẹp, độc đáo mang những nét đặc trưng của địa hình vùng núi cao

Sự miêu tả của tác giả giúp người đọc hình dung ra không gian của Sa Pa, một vùng đất đẹp

Bài 2: Yếu tố miêu tả đóng vai trò, làm câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động

- Yếu tố miêu tả giúp người đọc tưởng tượng, hình dung ra sự vật, hiện tượng dễ dàng hơn

- Yếu tố miêu tả giúp lời kể giàu sức gợi hình, gợi cảm hơn

Xem thêm tài liệu Ngữ văn lớp 9 phần Tiếng Việt, Tập làm văn hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác: