Tổng kết về từ vựng - Ngữ văn lớp 9

1. Từ đơn và từ phức

Từ đơn: từ có một tiếng có nghĩa tạo thành. Ví dụ: nhà, cửa, xe, bút, sách…

Từ phức: từ có hai tiếng trở lên tạo thành. Ví dụ: sách vở, xe cộ, lấp lánh, khấp khiểng…

2. Thành ngữ: là những cụm từ mang nghĩa cố định được sử dụng hằng ngày. Nghĩa của nó không thể giải thích bằng nghĩa của các từ đơn lẻ.

VD: Nhanh như chớp, trắng như vôi, nhát như cáy…

3. Nghĩa của từ: nội dung mà từ biểu thị

VD: nghĩa của từ “đi” hoạt động di chuyển bằng chân của người, động vật.

4. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Từ nhiều nghĩa: là từ có một nghĩa gốc và một, hoặc một số nghĩa chuyển của nó.

Hiện tượng chuyển nghĩa của từ dựa trên 2 phương thức: hoán dụ và ẩn dụ

VD: Từ “mặt” nghĩa gốc chỉ bộ phần trên cơ thể con người, phần phía trước, từ trán đến cằm của người, hay phần phía trước của đầu con thú, nơi có các bộ phận như mắt, mũi, mồm

Nghĩa chuyển: mặt bàn, mặt ghế, mặt kính, mặt đồng hồ…

5. Từ đồng âm: từ giống nhau về âm đọc nhưng khác nhau về nghĩa.

VD: Tôi đi học.

Mùi vôi tôi mới nồng nặc làm sao!

Từ tôi 1: đại từ xưng hô

Từ tôi 2: động từ chỉ hoạt động thả vôi vào trong nước

6. Từ đồng nghĩa

Là những từ giống nhau hoặc có nét tương đồng với nhau về mặt ý nghĩa.

Ví dụ: từ chết và từ toi đồng nghĩa với nhau, đều chỉ hiện tượng chấm dứt sự sống

7. Từ trái nghĩa

Là những từ có nghĩa trái ngược nhau

VD. sáng- tối, đóng- mở, vui- buồn…

8. Cấp độ khái quát nghĩa của từ: sự khái quát nghĩa của từ ngữ theo những cấp độ khác nhau (rộng- hẹp)

Ví dụ: nghĩa của từ vũ khí khái quát nghĩa của từ: lê, mác, súng, đại bác…

9. Trường từ vựng: tập hợp những từ có chung ít nhất một nét về nghĩa

Ví dụ trường từ vựng thực phẩm: thịt lợn, thịt bò, tôm, cua, cá…

Bài 1: Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau:

- Đầu tắt mặt tối

- Sáng nắng chiều mưa

- Áo gấm đi đêm

- Ân đền oán trả

Bài 2: Tìm các từ trái nghĩa ở các thành ngữ trên

Bài 3: Tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với các từ: sáng, chăm chỉ, tốt lành, hào phóng, nhanh nhẹn

Bài 4: Tìm nghĩa chuyển của từ “chân” và từ “lá”

Gợi ý:

Bài 1:

- Đầu tắt mặt tối: chỉ sự lam lũ, vất vả của người lao động. Chỉ tình trạng làm việc vất vả, từ việc này tới việc khác, không có lúc được nghỉ ngơi

- Sáng nắng chiều mưa: sự thay đột ngột, thất thường, không thể lường trước được về mặt tính cách

- Áo gấm đi đêm: phê phán sự không hợp lý, không đúng lúc, đúng chỗ của hành động nào đó.

Bài 2: Các từ trái nghĩa với các thành ngữ trên

- Thảnh thơi, an nhàn, nhàn tản, nhàn, rảnh rỗi

- Ổn định

- Hợp lý, phù hợp

Bài 3:

Từ Đồng nghĩa Trái nghĩa
Sáng Ánh sáng, tia sáng, sáng sủa Tối, đen tối
Chăm chỉ Cần mẫn, cần cù Lười biếng, nhác, lười
Tốt lành An lành, yên lành, tốt đẹp Xấu xa, xấu xí
Hào phóng Hào sảng, phóng khoáng Ki bo, ích kỉ
Nhanh nhẹn Hoạt bát, linh hoạt, nhanh nhảu Chậm chạp, rù rờ, chậm

Bài 4:

Các từ chuyển nghĩa của từ chân: chân trời, chân mây, chân bàn, chân ghế, chân núi…

Các từ chuyển nghĩa của từ lá: lá phổi, lá gan, lá gió, lá lách…

Xem thêm tài liệu Ngữ văn lớp 9 phần Tiếng Việt, Tập làm văn hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học