Soạn bài Viết bài tập làm văn số 5: Văn lập luận chứng minh siêu ngắn - Ngữ văn lớp 7
Đề 1 (trang 58 sgk): Ít lâu nay, một số bạn trong lớp em có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!
I. Dàn ý
a, Mở bài:
- Việc học có vai trò vô cùng quan trọng với con người
- Người xưa đã từng nhắc nhở: Nếu còn trẻ mà không chịu khó học tập thì khi lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!
b, Thân bài:
- Giải thích:
+ học : là quá trình tiếp thu tri thức của nhân loại trong nhà trường và ngoài xã hội
+ học để nâng cao trình độ hiểu biết, làm việc có ích một cách hiệu quả hơn
- Chứng minh lời nhắc nhở
+ lơ là học tập sẽ không có đủ kiến thức bước chân vào cuộc đời giông tố này
+ trình độ học vấn thấp khiến năng xuất và chất lượng lao động không hiệu quả
+ nhất là trong thời đại khoa học kĩ thuật bùng nổ như hiện nay không nỗ lực thay đổi chúng ta sẽ bị thụt lùi
- Dẫn chứng
c, Kết bài: Bài học nhận thức và hành động: Học, học nữa, học mãi
II. Bài văn mẫu
Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập (Bài văn mẫu 1)
5 bài văn mẫu Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập (Bài văn mẫu 2)
Đề 2 (): Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
I. Dàn ý
a, Mở bài:
- Rừng là tài sản vô giá mà tạo hóa ban cho con người
- Do đó bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
b, Thân bài:
- Rừng đem lại nhiều lợi ích cho con người
+ cung cấp lâm sản quý giá
+ tác dụng điều hòa nước lũ khí hậu
+ gắn bó chặt chẽ với lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha ta
+ có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp đẽ để con người thư giãn, bồi dưỡng tâm hồn
+ nơi nghiên cứu khoa học, ngôi nhà của các loài động thực vật
- Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
+ không bảo vệ rừng sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng hủy hoại cuộc sống: chặt rừng đầu nguồn dẫn tới lũ quét sạt lở đất, phá rừng làm nương rẫy đã phá vỡ cân bằng sinh thái, sói mòn đất,.....
+ bảo vệ rừng là bảo vệ cho chúng ta có một cuộc sống trong lành, tốt đẹp
+ mỗi người cần có ý thức giữ gìn bảo vệ rừng
c, Kết bài: bài học nhận thức và hành động
II. Bài văn mẫu
3 bài văn mẫu Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta (Bài văn mẫu 1)
Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta (Bài văn mẫu 2)
Đề 3 (trang 59 sgk): Dân gian ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết một bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.
I. Dàn ý
a, Mở bài: Dẫn dắt vấn đề
b, Thân bài:
- Giải thích
+ mực: màu đen được làm thành thỏi, sau mài ra pha với nước để viết
→ ý nói những điều xấu xa, tiêu cực
+ đèn : vật thắp sáng → tượng trưng cho những điều tốt đẹp
+ ý nghĩa câu tục ngữ: hoàn cảnh sống tốt sẽ cho ra những con người tốt và ngược lại hoàn cảnh xấu sẽ hủy hoại, làm hư con người cho nên phải biết chọn nơi mà sống sao cho phù hợp
+ ý nghĩa ý kiến của bạn: khẳng định hoàn cảnh sống chỉ là thứ yếu, bản lĩnh con người mới là yếu tố quyết định nhân cách con người ấy
- Thuyết phục bạn theo ý kiến bản thân: cả câu tục ngữ và ý kiến của bạn đều đúng, chúng bổ sung phát triển nội dung nhắc nhở con cháu
+ môi trường sống không tốt, phải giao du với kẻ xấu rất dễ bị tha hóa theo họ nhưng có không ít trường hợp lại không bị ảnh hưởng mà phát triển theo hướng ngược lại......
+ môi trường sống tốt sẽ cho ra những con người có ích nhưng không phải lúc nào cũng thế, có những người vì hoàn cảnh quá ưu ái, được chiều chuộng mà sinh ra hư hỏng, nhiều người khác thì không biết lấy ánh đèn ấy mà học hỏi,...
c, Kết bài: bài học nhận thức và hành động
II. Bài văn mẫu
4 bài văn mẫu Giải thích câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng (Bài văn mẫu 1)
Giải thích câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng (Bài văn mẫu 2)
Đề 4 (trang 59): Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.
I. Dàn ý
a, Mở bài: dẫn dắt vấn đề (Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường)
b, Thân bài:
- Nạn đốt phá rừng bừa bãi gây ra thiên tai, thiệt hại về người và của, phá vỡ cân bằng sinh thái
- Khí thải công nghiệp làm ô nhiễm không khí, thủng tầng ozon, khiến khí hậu trái đất nóng lên, gây thiên tai bão, lũ,...
- Ở thành thị ý thức bảo vệ môi trường kém thể hiện ở các hành vi thiếu văn hóa khiến cảnh quan đô thị nhếch nhác, kém văn minh
- Ở nông thôn: ý thức cổ hủ lạc hậu cùng trình độ khoa học kĩ thuật chưa phát triển gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, bệnh dịch,...
c, Kết bài: bài học nhận thức và hành động
Bài văn mẫu
Đề 5 (trang 59 sgk): Hãy chứng tỏ rằng Bác Hồ sống vô cùng giản dị, thanh bạch.
I. Dàn ý
a, Mở bài: dẫn dắt vấn đề (Lối sống thanh bạch giản dị của Bác Hồ)
b, Thân bài:
- Bữa ăn chỉ có vài ba món đơn giản
- Cái nhà sàn chỉ có hai ba phòng hòa cùng thiên nhiên
- Việc làm: từ việc nhỏ đến việc lớn ít cần người phục vụ
- Sự giản dị trong đời sống vật chất đi liền với đời sống tinh thần phong phú, cao đẹp
- Giản dị trong lời nói, bài viết
c, Kết bài: bài học nhận thức và hành động
II. Bài văn mẫu
Xem thêm các bài Soạn bài lớp 7 ngắn gọn, hay khác:
- Soạn bài Ý nghĩa của văn chương
- Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)
- Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn chứng minh
- Soạn bài Ôn tập văn nghị luận
- Soạn bài Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:
- Soạn Văn 7 (hay nhất)
- Soạn Văn 7 (bản ngắn nhất)
- Soạn Văn 7 (cực ngắn)
- Văn mẫu lớp 7
- Tác giả - Tác phẩm Văn 7
- Tài liệu Ngữ văn 7 phần Tiếng Việt - Tập làm văn
- 1000 câu trắc nghiệm Ngữ văn 7 có đáp án
- Giải vở bài tập Ngữ văn 7
- Top 48 Đề thi Ngữ Văn 7 có đáp án
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều