Soạn bài Sự giàu đẹp của Tiếng Việt (sách mới - siêu ngắn)

Tổng hợp soạn bài Sự giàu đẹp của Tiếng Việt chương trình sách mới lớp 7 siêu ngắn. Mời các bạn đón đọc:

Sự giàu đẹp của Tiếng Việt - lớp 7 Cánh diều




Lưu trữ: Soạn bài Sự giàu đẹp của Tiếng Việt (sách Văn 7 cũ)

- Đoạn 1 (Người Việt Nam ngày nay .... thời kì lịch sử): nêu nhận định tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay, giải thích nhận định ấy

- Đọan 2 (còn lại): chứng minh cái đẹp và sự giàu có phong phú (cái hay) của tiếng Việt về các mặt ngữ âm ,từ vựng, cú pháp. Sự giàu đẹp ấy cũng là một chứng cứ về sức sống của tiếng Việt

Câu 1 (trang 37 Ngữ Văn 7 Tập 2): Bố cục bài văn: hai đoạn

    + Đoạn 1 ( Người Việt Nam ngày nay .... thời kì lịch sử): nêu nhận định tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay, giải thích nhận định ấy

    + Đọan 2 (còn lại) chúng minh cái đẹp và sự giàu có phong phú ( cái hay ) của tiếng Việt về các mặt ngữ âm ,từ vựng, cú pháp. Sự giàu đẹp ấy cũng là một chứng cứ về sức sống của tiếng Việt

Câu 2 (trang 37 Ngữ Văn 7 Tập 2): Nhận định trên được giải thích cụ thể trong bài văn này như sau:

- Câu mở đầu khẳng định giá trị và địa vị của tiếng Việt từ đó đưa ra luận điểm bao trùm : Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay

- Tiếp đó giải thích ngắn gọn nhận định

- Tác giả giải thích gọn rõ ràng về đặc tính đẹp, hay của tiếng Việt

Câu 3 (trang 37 Ngữ Văn 7 Tập 2): Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt tác giả đã đưa ra những chứng cứ sau:

- Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp

    + Ý kiến của những người nước ngoài : ấn tượng của họ khi nghe người Việt nói , nhận xét của những người am hiểu tiếng Việt như các giáo sĩ phương Tây

    + Hệ thống nguyên âm phụ âm phong phú giàu thanh điệu

    + Uyển chuyển cân đối nhịp nhàng về mặt cú pháp

    + Từ vựng dồi dào giá trị thơ nhạc họa

- Tiếng Việt là thứ tiêng hay:

    + Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt

    + Có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Cấu tạo và khả năng thích ứng với sự phát triển là một biểu hiện về sức sống dồi dào của tiếng Việt

Câu 4 (trang 37 Ngữ Văn 7 Tập 2): Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được tác giả chứng minh ở những mặt sau:

- Tác giả giải thích về vẻ đẹp của tiếng Việt:

    + Tiếng Việt là thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng thanh điệu

    + Cái hay của tiếng Việt: tế nhị uyển chuyển trong cách đặt câu , có đầy đủ khả năng diễn đạt tình cảm tư tưởng của con người thỏa mãn nhu cầu phát triển của đời sống văn hóa xã hội

- Phẩm chất đẹp của một ngôn ngữ là khả năng gợi lên cảm xúc chủ yếu được tạo nên bởi hệ thống ngữ âm sự hài hoà về thanh điệu nhịp điệu

- Cái hay là ở khả năng diễn đạt tình cảm tư tưởng phản ánh đời sống phong phú tinh tế chính xác

- Hai mối quan hệ ấy gắn bó chặt chẽ với nhau: cái đẹp phản ánh cái hay, cái hay tạo ra cái đẹp

Câu 5 (trang 37 Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Điểm nổi bật trong nghệ thuật lập luận ở bài văn này là phép lập luận chứng minh chặt chẽ giàu sức thuyết phục

    + Lập luận chặt chẽ: đưa ra nhận định ngay ở mở bài tiếp đó giải thích mở rộng các nhận định ấy sau đó dùng chứng cứ chứng minh

    + Các dẫn chứng toàn diện bao quát không xa vào quá cụ thể tỉ mỉ buộc người đọc có những hiểu biết minh họa cho dẫn chứng

Bài 1 (trang 37 Ngữ Văn 7 Tập 2): Những ý kiến nói về sự giàu đẹp của tiếng việt và nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

- Phạm Văn Đồng: Tiếng Việt của chúng ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân ta lâu đời và phong phú. Đẹp bởi tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp. Hai nguồn của cái giàu, cái đẹp ấy là ở chỗ tiếng Việt là tiếng nói của nhân dân, đầy tình cảm, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa; đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học mà những nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du… và những nhà văn, nhà thơ ngày nay ở miền Bắc và miền Nam đã nâng lên đến trình độ rất cao về nghệ thuật.

- Bác Hồ: Tiếng nói là một thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải gìn giữ nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp.

- Nhà báo Nguyễn An Ninh: Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hy vọng giải phóng giống nòi. […] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình …

- Đặng Thai Mai: Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.

Bài 2 (trang 37 Ngữ Văn 7 Tập 2): Dẫn chứng về sự giàu đẹp của tiếng Việt về ngữ âm từ vựng

         + Chú bé loắt choắt

         Cái xắc xinh xinh

         Cái chân thoăn thoắt

         Cái đầu nghênh nghêng

         Ca nô đội lệch

         Mồm huýt sáo vang

         Như con chim chích

         Nhảy trên đường vàng

( Lượm - Tố Hữu)

    + Thường thường vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí vài con ong siêng năng bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám, chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.

(Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng)

+ Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

Cỏ non xanh rợn chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

         + Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên

         Cây me ríu rít cặp chim chuyền

         Để trời xanh ngọc qua muôn lá

         Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền.

(Thơ duyên - Xuân Diệu)

         + Tiếng suối trong như tiếng hát xa

         Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

         Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

         Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

(Cảnh khuya - Hồ Chí Minh)

Xem thêm các bài Soạn bài lớp 7 ngắn gọn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học