Soạn bài Bánh trôi nước siêu ngắn - Ngữ văn lớp 7

- Phần 1: Hình ảnh bánh trôi nước

- Phần 2: Thân phận, phẩm chất người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước

Câu 1 (trang 95 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Bài thơ Bánh trôi nước thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

- Lí do: bài thơ có bốn câu, mỗi câu 7 chữ, hiệp vần ở câu 1, 2, 4

Câu 2 (trang 95 Ngữ Văn 7 Tập 1):

a. Với nghĩa thứ nhất bánh trôi nước được miêu tả

   + như một vật có màu trắng của bột dạng viên tròn do nhào nước nhiều ít có thể dẫn tới việc bánh nát hoặc cứng

   + khi luộc trong nước sôi bánh chín nổi lên bánh chưa chín thì chìm xuống

b. Với nghĩa thứ hai người phụ nữ được gợi qua một số nét

   + hình thể: trắng đẹp

   + phẩm chất : son sắt thủy chung không bị chi phối bởi cảnh ngộ

   + thân phận : chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời

c. Trong hai nghĩa, nghĩa thứ hai quyết định giá trị bài thơ.

- Vì nó thể hiện tư tưởng ý đồ mà tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm, đó cũng là mục đích ra đời của bài thơ

Bài 1 (trang 96 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Các câu hát than thân bắt đầu bằng cụm từ thân em

   + Thân em như trái bần trôi

v

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

   + Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày

- Mối liên quan trong cảm xúc giữa bài thơ Bánh trôi nước và Những câu hát than thân trong ca dao

   + đều cất tiếng than thân cho người phụ nữ

   + đều thể hiện niềm đồng cảm sẻ chia với thân phận người phụ nữ

   + tố cáo xã hội bất công

Bài giảng: Bánh trôi nước - Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn bài lớp 7 ngắn gọn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học