(Siêu ngắn) Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi (trang 112) - Cánh diều
Bài viết soạn bài Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi trang 112, 113, 114 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 7 Cánh diều giúp học sinh lớp 7 dễ dàng soạn văn 7.
- Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi (hay nhất)
- Top 30 bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
- (Kết nối tri thức) Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
- (Chân trời sáng tạo) Viết bài văn thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
1. Định hướng
a.
- Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi: giới thiệu những quy định mà các thành viên tham gia hoạt động hay trò chơi ấy cần tôn trọng và tuân thủ.
b.
- Để viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi, các em cần chú ý:
+ Xác định hoạt động hay trò chơi cần thuyết minh
+ Tìm thông tin về hoạt động hay trò chơi đó ở các nguồn khác nhau; chọn lọc những thông tin quan trọng, tập trung vào các thông tin liên quan đến quy tắc, luật lệ của hoạt động hay trò chơi đã xác định
+ Xác định bố cục của bài văn; lựa chọn trật tự sắp xếp các thông tin chính, chú ý làm nổi bật các thông tin về quy tắc, luật lệ của hoạt động hay trò chơi.
+ Xác định hình thức trình bày: chữ viết kèm theo hình vẽ hoặc tranh, ảnh để giới thiệu, minh họa về quy tắc, luật lệ của hoạt động hay trò chơi.
+ Có thể trình bày bằng cách viết tay hoặc thiết kế trên máy vi tính.
2. Thực hành
Bài tập (trang 113 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Dựa vào các bạn đọc (“Ca Huế”, “Hội thi thổi cơm”, “Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang”), hãy viết bài văn thuyết minh về một số quy tắc, luật lệ cho một trong các hoạt động hay trò chơi đã được giới thiệu hoặc các hoạt động hay trò chơi tương tự của địa phương em.
a. Chuẩn bị |
- Xác định hoạt động hay trò chơi được em thuyết minh về quy tắc, luật lệ. - Xem lại văn bản đọc hiểu về các hoạt động hay trò chơi đó. - Tìm hiểu thêm thông tin và thu thập tranh, ảnh về hoạt động hay trò chơi mà em định viết bài văn thuyết minh. |
b. Tìm ý và lập dàn ý |
- Tìm ý: + Đó là hoạt động hay trò chơi gì? Diễn ra ở đâu? + Mục đích của hoạt động hay trò chơi ấy là gì? Đối tượng tham gia là ai? + Trình tự tiến hành hoạt động hay trò chơi ấy như thế nào? + Có những quy định gì về hoạt động hay trò chơi ấy? + Giá trị và ý nghĩa của hoạt động hay trò chơi ấy là gì? - Lập dàn ý: + Mở bài: Giới thiệu hoạt động hay trò chơi. + Thân bài: Giới thiệu chi tiết các quy tắc, luật lệ của hoạt động hay trò chơi theo một trật tự nhất định. + Kết bài: Nêu giá trị và ý nghĩa của hoạt động hay trò chơi. |
c. Viết
Em rất thích những trò chơi dân gian, nó không chỉ giúp con người giải trí, mà còn đem lại nhiều lợi ích. Một trong những trò chơi dân gian được yêu thích có thể kể đến như cướp cờ. Hãy cùng tìm hiểu về luật lệ của trò chơi thú vị này nhé.
Trò chơi cướp cờ được chơi ở nơi rộng rãi, sạch sẽ. Ví dụ như các khoảng sân, khu vui chơi… Về số lượng, trò chơi này không hạn chế người chơi. Tuy nhiên, người chơi cần chia làm hai đội để thi đấu nên số người chơi cần phải chẵn. Mỗi đội chơi gồm có khoảng ba đến năm thành viên. Một người được cử làm quản trò.
Luật chơi cướp cờ khá đơn giản. Đầu tiên, chúng ta cần chuẩn bị cờ (có thể sử dụng vật thay thế như khăn đỏ, cành cây nhỏ…). Tiếp đến, việc cần làm là kẻ sân chơi: vẽ một vòng tròn nhỏ giữa sân có đường kính khoảng 20 - 25cm, giữa vòng tròn sẽ đặt cờ. Ở mỗi đầu sân, kẻ hai đường thẳng song song, đối xứng với nhau qua vòng tròn, đó sẽ là vị trí xuất phát của mỗi đội.
Về cách chơi, đầu tiên, người chơi của hai đội sẽ đứng thành hàng ngang theo thứ tự trước vạch mốc tại hai đầu sân chơi. Các thành viên lần lượt điểm danh từ một đến hết và phải nhớ chính xác số của mình. Khi quản trò sẽ hô số thứ tự nào, thì người chơi có số thứ tự đó của mỗi đội sẽ cùng chạy thật nhanh lên vị trí cắm cờ, tìm cách để giật được cờ. Người chơi cướp được cờ thi rồi chạy thật nhanh về phía đội mình. Người của đội bạn sẽ tìm cách chặn lại để cướp cờ bằng cách đập (vỗ) vào người chạy cầm cờ. Người cầm cờ bị đập (vỗ) phải bỏ cờ xuống đất và người kia cướp cờ chạy về đội của mình. Cuộc rượt đuổi cứ thế tiếp tục, cho đến khi người chơi nào về đến đội của mình với cờ trên tay là thắng cuộc và được tính điểm. Sau đó, cờ được đặt lại vị trí đã quy định để trọng tài gọi người chơi tiếp theo của hai đội. Trò chơi tiếp tục, lần lượt đến khi hết người chơi của hai đội.
Một số lưu ý khi chơi cướp cờ như: Người chơi chỉ được chạy lên khi được gọi số đúng với số của mình. Chỉ được đập (vỗ) nhẹ vào người chơi đối phương khi họ đang cầm cờ. Khi người chơi đã cầm cờ chạy qua được vạch của đội mình thì người chơi của đội kia không được đập vào người bạn chơi. Người chơi chạy sai số sẽ trừ một điểm vào điểm của đội mình. Quản trò có thể gọi nhiều cặp đôi của hai đội cùng lên cướp cờ. Kết thúc cuộc chơi, đội nào được nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc.
Như vậy, cờ giúp rèn luyện phản xạ, sự dẻo dai và nhanh nhẹn của mỗi người. Không chỉ vậy, trò chơi này còn giúp rèn luyện tinh thần đồng đội, khả năng hợp tác của mỗi người.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 7 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn văn 7 Cánh diều (siêu ngắn)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều