Trắc nghiệm Vượt thác (có đáp án)

Câu 1. Đoạn trích Vượt thác tập trung miêu tả nhân vật nào?

A. Dượng Hương Thư và chú Hai

B. Dượng Hương Thư

C. Cảnh hai bên sông Thu Bồn

D. Dòng sông Thu Bồn

Đáp án B

→ Vượt thác tập trung miêu tả hình dáng, hoạt động của nhân vật Dượng Hương Thư trong tư thế vượt thác, qua đó ca ngợi vẻ đẹp của người lao động.

Câu 2. Vị trí quan sát của người kể truyện ở đâu?

A. Trên bờ con sông

B. Trên thuyền và đi sau dượng Hương thư

C. Trên cùng một con thuyền với dượng Hương Thư

D. Trên một dãy núi cao ven sông

Đáp án C

→ Vị trí quan sát của người kể là vị trí trên thuyền cùng với dượng Hương Thư.

Câu 3. Nhận xét nào nêu đúng đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả đoạn trích Vượt thác?

A. Làm rõ cảnh thiên nhiên dọc theo hai bên bờ sông

B. Khái quát được sự dữ dằn và êm dịu của dòng sông

C. Làm nổi bật hình ảnh con người trong tư thế lao động

D. Phối hợp tả cảnh thiên nhiên với tả hoạt động của con người

Đáp án: D

→ Vượt thác là sự phối hợp hài hòa giữa việc tả thiên nhiên với việc tả hoạt động của con người

Câu 4. Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích Vượt thác và Sông nước Cà Mau?

A. Tả cảnh sông nước

B. Tả cảnh quan vùng cực nam của Tổ quốc

C. Tả cảnh sông nước miền Trung

D. Tả sự oai phong mạnh mẽ của con người

Đáp án: A

→ Cả hai đoạn trích đều miêu tả cảnh sông nước

Câu 5. Đoạn trích Vượt thác được trích từ tác phẩm nào?

A. Đất Quảng Nam

B. Quê hương

C. Quê nội

D. Tuyển tập Võ Quảng

Đáp án C

→ Truyện được trích từ chương XI của truyện Quê nội

Câu 6. Nhận xét nào đúng trình tự miêu tả cảnh dòng sông?

A. Dòng sông ở đồng bằng, đoạn sông có nhiều thác ghềnh, đoạn sông bằng phẳng

B. Đoạn sông có nhiều thác ghềnh, đoạn sông ở đồng bằng

C. Đoạn sông có nhiều thác ghềnh, đoạn sông ở đồng bằng, đoạn sông bằng phẳng

D. Đoạn sông ở đồng bằng, đoạn có nhiều thác ghềnh

Đáp án: A

Câu 7. Chi tiết nào không miêu tả cảnh dòng sông ở vùng đồng bằng?

A. Bãi dâu trải ra bạt ngàn

B. Những con thuyền xuôi chầm chậm

C. Càng về ngược, vườn tược càng um tùm

D. Nước bị cản, bọt văng tứ tung

Đáp án D

→ Chi tiết nước bị cản, bọt văng tứ tung miêu tả dòng sông ở đoạn thác ghềnh.

Câu 8. Chi tiết “Nước từ trên cao phóng xuống giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn” thuộc loại đoạn văn nào?

A. Đoạn miêu tả cảnh sông ở vùng đồng bằng

B. Đoạn miêu tả cảnh sông ở vùng có nhiều thác lớn

C. Đoạn tả cảnh sông chảy quanh núi cao sừng sững

D. Đoạn miêu tả cảnh sông ở vùng tương đối bằng phẳng

Đáp án: B

Câu 9. Cảnh quan sông nước Thu Bồn cho thấy điều gì về đặc điểm địa lý của dòng sông này?

A. Sông không dài lắm, dòng chảy thay đổi theo những địa hình khác nhau, sông có độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác

B. Sông có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh

C. Sông không dài cho lắm, dòng chảy thay đổi theo địa hình khác nhau, sông có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh

D. Sông chảy qua vùng đồng bằng hẹp tiếp liền với núi rồi đến vùng địa hình tương đối bằng phẳng

Đáp án A

Câu 10. Chi tiết không miêu tả ngoại hình của Dượng Hương Thư khi vượt thác?

A. Như một pho tượng đồng đúc

B. Các bắp thịt cuồn cuộn

C. Hai hàm răng cắn chặt

D. Thở không ra hơi

E. Cặp mắt nảy lửa

Đáp án D

→ Chi tiết này miêu tả nhân vật dượng Hương Thư lúc vừa vượt thác xong.

Bài giảng: Vượt thác - Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học