Trắc nghiệm Nhân hóa (có đáp án)
Câu 1. Nhân hóa là gì?
A. Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật
B. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nhau
C. Gọi tên sự vật, hiện tượng này, bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận
D. Làm sự vật trở nên sống động hơn, khác lạ hơn.
Đáp án A
Câu 2. Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bởi cách nào?
Vì mây cho núi lên trời
Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng
A. Dùng những từ vốn chỉ người để chỉ sự vật
B. Dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật
C. Dùng từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật
D. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người
Đáp án: B
→ Động từ “cười” của chủ thể hoa, là từ chỉ hoạt động của con người nay chuyển sang hoạt động của sự vật.
Câu 3. Hình ảnh nào sau đây không phải, hình ảnh nhân hóa?
A. Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta
B. Trên cành cao, những chú chim đua nhau hót mừng mùa xuân.
C. Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
D. Anh mang lá thư, đặt nhẹ vào tay cô gái.
Đáp án D
Câu 4. Có mấy kiểu nhân hóa thường gặp?
A. 3 kiểu
B. 4 kiểu
C. 5 kiểu
D. 6 kiểu
Đáp án A
→ Có ba kiểu nhân hóa thường gặp: dùng từ vốn gọi người để gọi vật. Dùng từ vốn để chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
Câu 5. Cho biết câu: “Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, tre hi sinh để bảo vệc con người” được tạo ra bằng cách nào?
A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật
B. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
C. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người
D. Ẩn dụ tình cảm, nỗi nhớ thương người yêu
Đáp án: B
→ Biện pháp nhân hóa sử dụng từ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ vật: giữ, xung phong, hi sinh, bảo vệ nhằm ca ngợi hình ảnh cây tre Việt Nam
Câu 6. Trong câu thơ: “Những chòm sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con” sử dụng biện pháp nhân hóa nào?
A. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật
B. Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người
C. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án A
Câu 7. Trong câu “Bão bùng thân bọc lấy thân / Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm” là câu nhân hóa tả?
A. Hình dáng
B. Tính chất
C. Hoạt động
D. Trạng thái
Đáp án C
Câu 8. “Dòng sông mới điệu làm sao/ Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha” là câu thơ miêu tả?
A. Hoạt động
B. Hình dáng
C. Tính chất
D. Tính cách
Đáp án D
→ Nhân hóa hình ảnh dòng sông, giống như cô gái mới lớn, biết làm điệu, duyên dáng, thướt tha
Câu 9. Câu “Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả” có bao nhiêu từ được sử dụng với phép nhân hóa?
A. 4 danh từ
B. 7 danh từ
C. 6 danh từ
D. 9 danh từ
Đáp án A
→ Các từ được dùng để gọi người sử dụng để gọi vật: bác, lão, cô, cậu
Câu 10. Câu “ Trên bến cảng tàu mẹ, tàu con nhộn nhịp ra vào bến” sử dụng cách nhân hóa dùng từ vốn gọi người để gọi vật, với tác dụng làm sự vật trở nên gần gũi, có hồn đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án A
→ Bến cảng trở thành nơi giống như gia đình, trong đó thuyền bè tấp nập ra vào cảng tíu tít như mẹ con. Cảnh vật trở nên sống động, có hồn hơn.
Bài giảng: Nhân hóa - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)
Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Trắc nghiệm Phương pháp tả người
- Trắc nghiệm Đêm nay Bác không ngủ
- Trắc nghiệm Ẩn dụ
- Trắc nghiệm Lượm
- Trắc nghiệm Mưa
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:
- Soạn Văn 6
- Soạn Văn 6 (bản ngắn nhất)
- Soạn Văn 6 siêu ngắn
- Soạn Văn lớp 6 (cực ngắn)
- Văn mẫu lớp 6
- Tác giả - Tác phẩm Văn 6
- Tài liệu Ngữ văn 6 phần Tiếng Việt - Tập làm văn
- Giải vở bài tập Ngữ văn 6
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều