(Siêu ngắn) Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 43 Tập 1 - Kết nối tri thức

Bài viết soạn bài Thực hành tiếng Việt: Nghĩa của từ ngữ lớp 6 trang 43 Tập 1 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 6 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 6 dễ dàng soạn văn 6.

* Nghĩa của từ ngữ

Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Mắt trẻ con sáng lắm

Nhưng chưa thấy gì đâu

Mặt trời mới nhô cao

Cho trẻ con nhìn rõ

a. Giải thích nghĩa của từ nhô

b. Trong đoạn thơ trên, có thể dùng từ lên thay thế cho từ nhô được không? Hãy chỉ ra sự tinh tế của nhà thơ trong việc sử dụng từ nhô.

Trả lời:

a. “nhô”: động từ có nghĩa là đưa phần đầu cho vượt hẳn lên phía trên hoặc ra phía trước, so với những cái xung quanh.

b. Không thể thay thế vì từ “lên” chỉ có nghĩa là chuyển đến một vị trí cao hơn. Còn “nhô” có ý nghĩa tinh tế như đã phân tích ở trên.

Câu 2 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Trong bài thơ có các từ như trụi trần, bế bồng. Trong tiếng Việt cũng có các từ như trần trụi, bồng bế. Tìm thêm ở trong và ngoài văn bản những từ có thể đảo trật tự các thành tố để có từ khác đồng nghĩa.

Trả lời:

Các từ: nhỏ bé – bé nhỏ, mong chờ - chờ mong, thương tiếc – tiếc thương, vui sướng – sướng vui, âm thanh – thanh âm,...

* Biện pháp tu từ

Câu 3 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Hãy chỉ ra những câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong khổ hai của bài thơ. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh đó trong việc thể hiện nội dung khổ thơ.

Trả lời:

Hình ảnh thiên nhiên – cây, lá cỏ, cái hoa (vế A) được so sánh với gang tay, sợi tóc, cái cúc (vế B) – những hình ảnh nhỏ xinh gắn với thế giới con người. Tiếng hót của chim – âm thanh được so sánh với nước, mây trời giúp người đọc cảm nhận được một cách cụ thể sự trong trẻo và cao vút của tiếng chim.

=> Hình ảnh so sánh tạo nên những liên tưởng thú vị. Đặt trong bài thơ, thiên nhiên trong đôi mắt trẻ thơ thật đáng yêu, gần gũi, giản đơn.

Câu 4 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu thơ Những làn gió thơ ngây. Nêu tác dụng của những biện pháp tu từ ấy.

Trả lời:

- Biện pháp tu từ nhân hóa.

- Tác dụng: Giúp hình ảnh làn gió mang vẻ đáng yêu, hồn nhiên của trẻ thơ.

Câu 5 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Hãy ghi lại những câu thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó trong đoạn thơ Nhưng còn cần cần cho trẻ đến Từ bãi sông cát vắng

Trả lời:

- Điệp ngữ: các từ ngữ như “rất”, “Từ cái...”, “Từ...”

- Tác dụng: Liệt kê những hình ảnh phong phú trong lời ru của mẹ, nhấn mạnh vẻ đẹp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ của lời ru ấy.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 Kết nối tri thức khác