(Siêu ngắn) Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 26 Tập 1 - Kết nối tri thức

Bài viết soạn bài Thực hành tiếng Việt: Nghĩa của từ ngữ lớp 6 trang 26 Tập 1 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 6 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 6 dễ dàng soạn văn 6.

* Nghĩa của từ ngữ

Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Hóa trong cảm hóa là yếu tố thường đi sau một yếu tố khác, có nghĩa là "trở thành, làm cho trở thành hay làm cho tính chất mà trước đó chưa có". Hãy tìm một số từ có yếu tố hóa được dùng theo cách như vậy và giải thích ý nghĩa của những từ đó. 

Trả lời:

- Tha hóa: Biến thành cái khác, mang đặc điểm trái ngược với bản chất vốn có.

- Nhân cách hóa: Gán cho loài vật hoặc vật vô tri hình dáng, tính cách hoặc ngôn ngữ của con người.

Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Hãy đặt một câu với mỗi từ sau: đơn điệu, kiên nhẫn, cốt lõi.

Trả lời:

- Chiếc bánh này có phần đơn điệu hơn so với những chiếc còn lại.

- Cô ấy kiên nhẫn giảng bài cho học sinh một lần nữa.

- Văn hóa là cốt lõi để xây dựng một xã hội bền vững.

* Biện pháp tu từ

Câu 3 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Chỉ ra và nêu biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn sau:

Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác. Những bước chân khác chỉ khiến mình trốn vào lòng đất. Còn bước chân của bạn sẽ khiến mình ra khỏi hang, như là tiếng nhạc.

Trả lời:

Biện pháp tu từ so sánh trong câu văn số 3: So sánh tiếng bước chân của hoàng tử bé với tiếng nhạc, một thứ âm thanh du dương, mang cảm xúc. Những tiếng bước chân khác làm cáo sợ hãi trốn vào lòng đất. Nhưng khi được hoàng tử bé kết bạn, tiếng bước chân của hoàng tử bé sẽ là một âm thanh gần gũi, quen thuộc, ấm áp với cáo. Như vậy, nhờ sự gắn bó, yêu thương, những điều tưởng như nhạt nhẽo, “ai cũng giống ai” sẽ trở nên đặc biệt, đầy ý nghĩa.

Câu 4 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Trong văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn, nhiều lời đối thoại của nhân vật lặp lại chẳng hạn: "cảm hóa nghĩa là gì", "cảm hóa mình đi". Hãy tìm những lời thoại được lặp lại trong văn bản này và cho biết tác dụng của chúng.

Trả lời:

Những lời thoại được lặp lại: Vĩnh biệt, Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần, chính thời gian mà bạn bỏ ra cho bông hồng của bạn, bạn có trách nhiệm với bông hồng của bạn,...

=> Tác dụng: Nhấn mạnh nội dung câu nói, vừa tạo nhạc tính và chất thơ cho VB.

* Từ ghép và từ láy

Câu 5 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật hoàng tử bé hoặc nhân vật cáo. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 từ ghép và 2 từ láy.

Trả lời:

Hoàng tử bé là hình ảnh gợi nhắc về tuổi thơ của mỗi người. Cậu đến Trái Đất để tìm kiếm những người bạn. Khi nhìn thấy những bông hoa hồng ở Trái Đất, cậu cảm thấy bông hoa ở hành tinh của mình chẳng là gì cả. Cuộc gặp gỡ với con cáo với bài học về sự “cảm hóa” đã giúp cậu nhận ra giá trị lớn lao của tình bạn. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim, trách nhiệm với những gì mình đã cảm hóa.

- Từ ghép: Hình ảnh, tuổi thơ

- Từ láy: Gặp gỡ, lớn lao

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 Kết nối tri thức khác