(Siêu ngắn) Soạn bài Bánh chưng, bánh giầy (trang 22) - Kết nối tri thức

Bài viết soạn bài Bánh chưng, bánh giầy trang 22 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 6 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 6 dễ dàng soạn văn 6.

Nội dung chính: Truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy” giải thích nguồn gốc của hai loại bánh: bánh chưng và bánh giầy, đồng thời phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.

(Siêu ngắn) Soạn bài Bánh chưng, bánh giầy (trang 22) | Kết nối tri thức

* Một số điều cần lưu ý khi đọc văn bản: 

1. Hoàn cảnh và sự việc được kể

- Hoàn cảnh: Thời vua Hùng Vương thứ 6 muốn truyền ngôi nên đã tổ chức cuộc thi tài để tìm người nối ngôi xứng đáng nhất.

- Sự việc kể:

+ Vua Hùng lúc về già muốn chọn người nối ngôi.

+ Vua có hai mươi người con, không biết chọn ai cho xứng đáng liền ra lời thách đố.

+ Các lang đua nhau làm cỗ thật ngon mong làm vừa ý vua cha.

+ Lang Liêu - con thứ mười tám là người thiệt thòi nhất, làm nghề trồng lúa, buồn vì không biết lấy gì để làm lễ cúng Tiên vương.

+ Thần mách bảo Lang Liêu lấy gạo làm bánh.

+ Bánh của Lang Liêu được chọn tế trời đất cùng Tiên vương. Lang Liêu được chọn nổi ngôi vua.

2. Những đặc điểm chính của nhân vật Lang Liêu

- Mẹ mất sớm, vua cha ghẻ lạnh, chịu nhiều thiệt thòi.

- Sớm tự lập, chăm chỉ lao động nuôi sống bản thân và gia đình.

3. Những truyền thống tốt đẹp của người Việt được câu chuyện ca ngợi

+ Truyền thống văn hoá ẩm thực trong dịp Tết cổ truyền Việt Nam.

+ Sự biết ơn với thế hệ đi trước, ông bà tổ tiên và tôn kính với đất trời.

+ Tôn vinh sức lao động, sáng tạo bền bỉ của dân tộc.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 Kết nối tri thức khác