Soạn bài Tình yêu và thù hận (sách mới - siêu ngắn)

Tổng hợp soạn bài Tình yêu và thù hận chương trình sách mới lớp 9 và lớp 11 siêu ngắn. Mời các bạn đón đọc:

Rô-mê-ô và Giu-li-ét - lớp 9 Kết nối tri thức

Tình yêu và thù hận - lớp 9 Chân trời sáng tạo

Thề nguyền và vĩnh biệt - lớp 11 Cánh diều




Lưu trữ: Soạn bài Tình yêu và thù hận (sách Văn 11 cũ)

Tình yêu và thù hận là đoạn trích được trích từ vở kịch “Romeo và Juliet” của tác giả Shakespare. Đoạn trích gồm mười sáu lời thoại, là cuộc gặp gỡ giữa đôi tình nhân Romeo và Juliet. Họ đã bày tỏ tình cảm chân thành của mình với đối phương.

Phần 1 (sáu lời thoại đầu): Lời độc thoại của Juliet và dòng suy nghĩ bên trong của Romeo.

Phần 2 (mười lời thoại còn lại): Cuộc trò chuyện trực tiếp giữa hai người.

Câu 1 (trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

   + Sáu lời thoại đầu là những lời độc thoại (lời của Juliet) và độc thoại nội tâm (lời của Romeo).

   + Mười lời thoại sau là lời đối thoại.

Câu 2 (trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Những cụm từ thể hiện tình yêu của hai người trong bối cảnh hai dòng họ thù địch:

   + Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi.

   + Em sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu-lét nữa.

   + Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi.

   + Chỉ cần em gọi tôi là người yêu, tôi sẽ thay tên đổi họ; từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Romeo nữa.

Câu 3 (trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Diễn biến tâm trạng của Romeo qua lời thoại đầu tiên:

   + Căm ghét hủ tục mê tín buộc Juliet phải trở thành cô gái đồng trinh.

   + Say mê vẻ đẹp còn tuyệt vời hơn cả tạo hóa của Juliet.

Câu 4 (trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Diễn biến tâm trạng phức tạp của Juliet: Bị giằng co giữa tình yêu cá nhân và thù hận của dòng họ:

   + Yêu Romeo chân thành, đắm say, có thể khước từ dòng họ của chính mình.

   + Mặt khác lại mong Romeo khước từ dòng họ để có thể đến được với nhau.

Câu 5 (trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Cả hai nhân vật cuối cùng đã lựa chọn tình yêu, họ xưng hô với nhau là anh và em. Họ sẵn sàng chấp nhận mọi thử thách, hiểm nguy để được gặp người mình yêu, để được nói hết nỗi lòng.

   + Romeo và Juliet bất chấp mọi thứ để đến với nhau, bất chấp cả sự thù nghịch giữa hai dòng họ.

⇒ Tình yêu chân chính vượt qua mọi định kiến xã hội.

⇒ Tình yêu chân chính mang lại cho con người sức mạnh.

⇒ Tác giả muốn đề cao quyền sống và yêu thương chính đáng của con người, không một thế lực nào có thể chà đạp lên điều đó.

Thông qua câu chuyện tình yêu vượt lên trên thù hận của Romeo và Juliet, tác giả ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp của tình người, tình đời theo lí tưởng của chủ nghĩa nhân văn.

Xem thêm các bài Soạn bài lớp 11 ngắn gọn, hay khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học