Soạn bài Chiều tối (sách mới - siêu ngắn)

Tổng hợp soạn bài Chiều tối chương trình sách mới lớp 12 siêu ngắn. Mời các bạn đón đọc:

Mộ - lớp 12 Kết nối tri thức




Lưu trữ: Soạn bài Chiều tối (sách Văn 11 cũ)

I. Vài nét về tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời tập thơ “Nhật kí trong tù”.

- Là tập nhật kí viết bằng thơ, được Bác sáng tác trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam từ mùa thu 1942 - 1943 tại tỉnh Quảng Tây.

- Tập thơ gồm 134 bài bằng chữ Hán.

2. Xuất xứ bài “Chiều tối”.

- Là bài thơ thứ 31, được sáng tác mùa thu 1942 trên đường Bác đi đày từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.

Câu 1 (trang 42 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

- Câu 2: Chưa dịch được chữ "cô", "mạn mạn"

- Câu 3: dịch thừa từ " tối", làm mất đi ý vị" ý tại ngôn ngoại", hàm súc của thơ cổ.

Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

∗ Bức tranh thiên nhiên trong hai câu thơ đầu: nơi xóm núi vào lúc hoàng hôn.

    + Không gian: rộng lớn.

    + Thời gian: chiều tối – thời khắc cuối cùng của một ngày → mệt mỏi, cần được nghỉ ngơi.

    + Cánh chim sau một ngày rong ruổi, trong giờ khắc của ngày tàn đang về rừng tìm nơi tổ ấm. Đây là cánh chim " mỏi" (cảm nhận rất sâu trạng thái bên trong của sự vật).

+ Áng mây cô đơn, lẻ loi đang trôi chầm chậm giữa bầu trời cao rộng. Đây là chòm mây mang tâm trạng, có hồn người, cô đơn, lẻ loi và lặng lẽ.

⇒ Hai câu thơ mang vẻ đẹp cổ điển, cảnh thiên nhiên yên bình nhưng đượm buồn.

∗ Vẻ đẹp tâm hồn Bác:

- Tình yêu thiên nhiên, hòa mình vào thiên nhiên.

- Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác.

Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

- Từ bức tranh thiên nhiên trở thành bức tranh đời sống, từ mây, trời, chim muông trở thành bức tranh con người lao động.

- Hình ảnh con người lao động trẻ trung

    + Thiếu nữ say ngô: người lao động khỏe khoắn trẻ trung → con người là trung tâm của bức tranh, xuất hiện trong tư thế lao động.

    + Lò than rực hồng: tạo cảm giác ấm áp, xua tan cái lạnh chiều tối.

- Ý nghĩa chữ “hồng” – nhãn tự:

    + Gợi cuộc sống sum vầy, ấm áp, làm vợi đi ít nhiều nỗi đau khổ của người đi đày, mang lại niềm vui, sức mạnh, sưởi ấm lòng người tù.

    + Con người trở thành trung tâm của bức tranh thiên nhiên, bức tranh sự sống

    + Sự vận động từ nỗi buồn đến niềm vui, từ bóng tối đến ánh sáng.

    + Niềm tin, niềm lạc quan.

⇒ Thông qua bức tranh cuộc sống lao động, thể hiện vẻ đẹp trong tâm hồn người tù: lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng.

Câu 4 (trang 42 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

- Nghệ thuật tả cảnh: chân thực, vừa có những nét cổ điển (bút pháp chấm phá, ước lệ) vừa có nét hiện đại (bút pháp tả thực sinh động với những hình ảnh dân dã, đời thường).

- Ngôn ngữ bài thơ được sử dụng linh hoạt và sáng tạo.

Câu 1 (trang 42 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Sự vận động của cảnh vật và tâm trạng nhà thơ trong bài Chiều tối:

- Vận động từ không gian rộng lớn lạnh lẽo của rừng núi về không gian ấm cúng của cảnh sinh hoạt gia đình.

- Từ tâm trạng uể oải, mệt mỏi, cô đơn, buồn đến niềm vui, niềm tin yêu vào cuộc sống.

- Từ cảnh vật (cánh chim mỏi, chùm mây đơn lẻ) đến lòng người (từ nỗi buồn đến niềm vui).

- Nhân vật trữ tình không hài hòa vào thiên nhiên mà trở thành trung tâm.

- Sự vận động từ ánh chiều âm u, tăm tối đến ánh lửa hồng, rực rỡ, ấm áp, từ nỗi buồn đến niềm vui.

Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Hình ảnh tập trung thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh chính là hình ảnh cô gái xay ngô bên bếp lửa hồng:

    + Gợi cuộc sống sum vầy, ấm áp, làm vợi đi ít nhiều nỗi đau khổ của người đi đày, mang lại niềm vui, sức mạnh, sưởi ấm lòng người tù.

    + Sự vận động từ nỗi buồn đến niềm vui, từ bóng tối đến ánh sáng.

    + Niềm tin, niềm lạc quan.

    + Con người trở thành trung tâm của bức tranh thiên nhiên, bức tranh sự sống

⇒ Thông qua bức tranh cuộc sống lao động, thể hiện vẻ đẹp trong tâm hồn người tù: lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng.

Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Hai câu thơ của Hoàng Trung Thông thấy được bài thơ trong Nhật kí trong tù của Bác luôn có sự hài hòa chất thép và chất tình:

- Trên đường chuyển lao gặp bao gian khổ, tâm hồn của Bác vẫn nhạy cảm, giao hòa với thiên nhiên, thư thái về tinh thần, dũng khí kiên cường ->chất thép.

- Con người xuất hiện và trở thành trung tâm của bức tranh Chiều tối làm cho bức tranh sáng bừng lên, ấm áp hơn ->lòng yêu con người, yêu cuộc sống tha thiết.->chất tình.

- Hướng vận động của tứ thơ, hình tượng thơ cho thấy sự lạc quan, tin tưởng, sự hài hòa giữa chất thép và chất lãng mạn ->lạc quan, yêu đời.

Bài giảng: Chiều tối - Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn bài lớp 11 ngắn gọn, hay khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học